(Xây dựng) – Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.
Khoá học với thành phần tham gia là 100 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở, ngành, thành phố, huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An.
Thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030” (Đề án 950), Bộ Xây dựng đã làm việc, huy động sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án 950 một cách hiệu quả.
Theo đó, Bộ Xây dựng đã ký thỏa thuận với Bộ Giao thông, Đất đai và Hạ tầng Hàn Quốc (MOLIT), tiếp nhận Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (gọi tắt là Dự án VKC).
Căn cứ chức năng nhiệm vụ và năng lực của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC), Học viện đã được Bộ Xây dựng giao làm Chủ dự án VKC tại Quyết định số 387/QĐ-BXD ngày 12/5/2022. Dự án bao gồm 04 hợp phần, trong đó có hợp phần “Tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ và triển lãm công nghệ về đô thị thông minh”.
Khóa học giúp cho cán bộ, công chức của tỉnh có những hiểu biết sâu rộng hơn về quản lý đô thị thông minh, góp phần thực hiện Đề án 950. Nội dung chương trình rất thiết thực bao gồm cả lý thuyết, thảo luận trao đổi các tình huống vướng mắc tại địa phương. Đây là khóa bồi dưỡng rất quan trọng, kết thúc khóa học, học viên sẽ nắm vững những kiến thức, kỹ năng quản lý để áp dụng hiệu quả vào công việc thực tế của mình.
Chương trình với các nội dung chính sau: Giới thiệu hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, thể chế; Cách tiếp cận đô thị thông minh; Nội hàm Đề án phát triển đô thị thông minh; Quy hoạch đô thị thông minh bền vững; Cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS và chuyển đổi số; Nguồn lực phát triển đô thị thông minh; Hạ tầng, dịch vụ tiện ích đô thị thông minh
Khóa đào tạo sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ hoàn thiện thể chế, pháp luật về phát triển đô thị thông minh đồng thời nâng cao năng lực của các cơ quan hoạch định chính sách, các cấp quản lý tại các địa phương nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Khánh Minh
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) – Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.
(Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.
(Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên – Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
(Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực – Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế – xã hội mang tính kết nối liên huyện.
(Xây dựng) – Chưa đầy 1 tháng kể từ ngày đi vào hoạt động, xung quanh các ga tàu thuộc tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội đã “mọc’’ lên đầy rẫy những điểm trông xe trái phép.
(Xây dựng) – Thực hiện Văn bản số 4518/BXD-HTKT ngày 10/8/2024 của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, góp phần đảm bảo yếu tố môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh.
(Xây dựng) – Vừa qua, đại diện 36 hộ kinh doanh “thường xuyên vi phạm về trật tự đô thị” tại phường Lê Đại Hành, đến hội trường Công an phường để đối thoại, từ đó thống nhất nhận thức, trách nhiệm và giải pháp giữ gìn trật tự, văn minh lòng đường, hè phố.
(Xây dựng) – Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các sản phẩm du lịch cùng hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức sôi nổi, công tác an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường được bảo đảm tốt, trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 đã có hàng nghìn lượt khách tham quan phố đi bộ Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
(Xây dựng) – Trước ngày 15/9, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Xây dựng về rà soát Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030.
Năm 1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế cho những đóng góp tích cực của Thủ đô trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng thành phố thông qua những nỗ lực đổi mới, cải thiện giá trị cuộc sống người dân.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load