(Xây dựng) – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Báo cáo phát triển kinh tế – xã hội cần làm rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường.
Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030.
Sau khi nghe đại diện Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng trình bày Tờ trình dự thảo Báo cáo, Bộ Chính trị đã tập trung thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm lớn, quan trọng trong dự thảo Báo cáo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghiên cứu một số chuyên đề chuyên sâu về các lĩnh vực quan trọng, then chốt; nghiên cứu nội dung các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị để đưa vào dự thảo Báo cáo; cập nhật kịp thời các nội dung nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa hai Báo cáo với nguyên tắc Báo cáo chính trị là trung tâm, Báo cáo kinh tế – xã hội là báo cáo chuyên đề.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý việc thực hiện Chiến lược diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự báo, nước ta bị tác động sâu sắc bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài, nhất là đại dịch COVID-19, xung đột quân sự tại các khu vực.
Trong tình hình đó, chúng ta vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nước ta được xếp vào nhóm nước công nghiệp mới nổi, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Chỉ số phát triển con người được cải thiện, tạo nền tảng cho phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu phát triển, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Báo cáo cần phát triển làm rõ hơn nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả, thực chất giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường. Củng cố, tăng cường cường quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Hội nhập quốc tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bộ Chính trị đề nghị Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 – 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030 để trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thu Quỳnh
Theo
Link gốc:
Tổng thống Umaro Sissoco Embaló khẳng định chủ trương của Guinea-Bissau là mở rộng hợp tác với các quốc gia ở châu Á, trong đó Việt Nam được xác định là đối tác ưu tiên hàng đầu.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân có ý nghĩa quan trọng, là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai nước.
Chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Quảng Ninh cần phải khởi động mọi lực lượng, chỉ đạo tập trung, thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, dù trong tình huống nghiêm trọng nhất.
(Xây dựng) – Trong khuôn khổ chuyến công tác tại châu Âu, ngày 4/9, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu và Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật về lĩnh vực quy hoạch đô thị, xây dựng, kiến trúc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 3 Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga.
Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), công tác chuẩn bị ứng phó tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
(Xây dựng) – Ngày 5/9, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chỉ định giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đối với đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Sáng nay (ngày 5/9/2024), bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Đại sứ không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng bản thân, giữ gìn hình ảnh của người cán bộ đối ngoại trong mắt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load