Hải Dương: Xử lý khu đất Công ty Cổ phần Đá Mài Hải Dương thế nào?

Dự án nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO Thái Nguyên vi phạm về quy hoạch

(Xây dựng) – Không chỉ thách thức dư luận, bất chấp pháp luật, một số đối tượng tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai ngang nhiên khai thác tài nguyên khoáng sản giữa thanh thiên bạch nhật.

Những “đại công trường”

Từ thông tin của bạn đọc, sáng 7/8, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có mặt tại địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai để ghi nhận tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép ở đây. Theo đó, tại thửa đất số 240, tờ bản đồ số 54, xã Vĩnh Tân (mục đích sử dụng cây lâu năm kết hợp đất ở), phóng viên ghi nhận có dấu hiệu của việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép.

Quan sát bằng mắt thường cho thấy, một phần diện tích thửa đất (9.910m2) đã bị đào xới, tạo nên một cảnh tượng tan hoang. Những lớp đá mồ côi nằm sâu trong lòng đất đã bị các đối tượng đào xới lên để khai thác. Hàng nghìn khối đá mồ côi nặng vài trăm kg nằm ngổn ngang trên mặt đất. Tại hiện trường vẫn còn một chiếc xe máy múc nằm giữa bãi đá.

Theo nhiều người dân xung quanh khu vực trên, việc khai thác chỉ diễn ra vào ban đêm và nhóm người thực hiện có tên là Sơn và Chinh (tự Chinh điều) cùng ngụ xã Vĩnh Tân.

Cách đó không xa, tại thửa đất số 311, tờ bản đồ số 45, diện tích 3.270m2 (mục đích sử dụng là đất nông nghiệp khác) cũng bị các đối tượng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép cày xới tan nát. Phần lớn là đá mồ côi bị lấy đi một cách không thương tiếc ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

Điều kỳ lạ là những “đại công trường” đá mồ côi có dấu hiệu của việc bị khai thác trái phép nằm ngay giữa những khu dân cư nhưng chính quyền địa phương lại chậm phát hiện xử lý.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, việc khai thác trái phép đá mồ côi còn được thực hiện dưới dạng cải tạo, tận thu. Nhiều đối tượng lợi dụng việc sửa chữa, xây mới nhà cửa đã lén khai thác đá mồ côi vận chuyển ra ngoài tiêu thụ.

Hiện nay, trên địa bàn xã Vĩnh Tân có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng từ đá mồ côi (chủ yếu là đá lót nền, tường và đá trang trí). Theo tìm hiểu của phóng viên, một số cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu sử dụng nguồn đá bất hợp pháp ngay tại địa bàn. Vấn đề khai thác, vận chuyển, sản xuất kinh doanh đá mồ côi diễn ra khá phức tạp, không được kiểm soát chặt chẽ. Dư luận địa phương bức xúc và cho rằng, việc tài nguyên khoáng sản bị khai thác theo kiểu “tận diệt” đã tạo nên hệ lụy về đất đai, môi trường khá lớn.

Chính quyền có buông lỏng quản lý?

Ông C.V, người dân sinh sống gần khu vực trên khẳng định, việc khai thác tài nguyên khoáng sản đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng không thấy chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý một cách rốt ráo, hoặc nếu có cũng chỉ kiểm tra kiểu “cho vui” rồi thôi. Dư luận địa phương cũng đặt dấu hỏi vì sao các đối tượng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép liên tục lộng hành, bất chấp pháp luật như thế? Liệu chăng công tác quản lý về đất đai, tài nguyên khoáng sản tại địa phương này bị buông lỏng?

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã nhiều lần liên hệ với Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân Nguyễn Văn Tiệp để có những thông tin đa chiều về sự việc gửi đến bạn đọc, tuy nhiên vị lãnh đạo xã không phản hồi. Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Tài, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Tân (trước đó ông Tài là Chủ tịch UBND xã này) trả lời phóng viên trong vài từ ngắn gọn qua tin nhắn điện thoại: “anh em đang cố gắng hết sức rồi”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại địa bàn xã Vĩnh Tân không chỉ có đá mồ côi, một số loại khoáng sản như: Đất san lấp, đất làm gạch cũng có dấu hiệu bị khai thác trái phép trong một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương chậm phát hiện, xử lý. Hệ lụy từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép là đã rõ. Môi trường, đất đai bị ảnh hưởng, trong khi đó, nguồn lợi từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép lại “chảy” vào túi của một bộ phận cá nhân.

Thảo Trang

Theo

(Xây dựng) – Thời gian tới, việc xử lý khu đất của Công ty Cổ phần Đá Mài Hải Dương như thế nào để vừa thực hiện tốt một chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương vừa bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp là điều dư luận Hải Dương quan tâm.

(Xây dựng) – Dự án Nhà máy Kanglongda Huế, tại Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) do Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư. Giai đoạn 2 của dự án dù chưa có Giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng một số công trình, nhà xưởng…

(Xây dựng) – Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm giống lợn quốc tế tại bản Mét, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được giao đất hơn 60ha đất từ năm 2010 để phục vụ dự án. Thế nhưng từ đó đến nay, dự án này hầu như bị bỏ hoang, gây lãng phí đất đai.

(Xây dựng) – Sau ba lần điều chỉnh, gia hạn thời gian triển khai thi công, dự án Nhà máy điện gió LIG – Hướng Hóa 1 vẫn không thể thực hiện do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.

(Xây dựng) – Ngày 20/8, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh, chủ đầu tư yêu cầu dừng ký kết, thực hiện hợp đồng Gói thầu số 27 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh cho đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị theo đúng quy định. Cùng thời điểm trên, UBND tỉnh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhận được đơn khiếu nại của Công ty TNHH Thuận Phú (trụ sở huyện Châu Thành, Bến Tre).

(Xây dựng) – Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Thụ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sau khi Báo điện tử Xây dựng đăng tải bài viết về việc nghi vấn trong quá trình thi công dự án xây dựng hạ tầng và đường giao thông kết nối Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), nhà thầu đã sử dụng đất không đúng thiết kế.

(Xây dựng) – Được cho thuê đất nông nghiệp để thực hiện dự án trang trại kinh tế tổng hợp cá – lúa ở phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa, nhưng chủ đầu tư đã “biến” dự án trên thành Làng ẩm thực xứ Thanh (còn được gọi là Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc) phục vụ cho hoạt động kinh doanh ẩm thực, vui chơi giải trí…

(Xây dựng) – Không những chậm tiến độ mà hàng loạt sai phạm khác tại Dự án nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO Thái Nguyên (xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên) đã được chỉ rõ, trong đó điển hình là vi phạm về quy hoạch.

(Xây dựng) – Trong quá trình thi công dự án xây dựng hạ tầng và đường giao thông kết nối Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh, nhà thầu đã sử dụng đất trộn lẫn với đá có kích thước khá lớn để san lấp mặt công trình. Không những vậy, các xe tải trọng lớn vận chuyển vật liệu của dự án đã làm mặt đường khu dân cạnh đó bị hư hỏng nghiêm trọng.

(Xây dựng) – Hành vi tự ý cải tạo, lấn chiếm để cơi nới diện tích tại số 202 nhà N2 (khu tập thể của Văn phòng Chính phủ) ngõ 40 phố Vạn Bảo đã được UBND phường Liễu Giai lập biên bản yêu cầu dừng việc cải tạo sửa chữa. Tuy nhiên, chủ nhà vẫn ngang nhiên tổ chức thi công cho đến khi hoàn thành hạng mục trái phép này.

(Xây dựng) – Dư luận đang hoài nghi về năng lực, kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Thịnh, do công ty này mới thành lập được vài tháng nhưng đã trúng gói thầu gần 1.400 tỷ đồng tại dự án xây dựng Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) thuộc phường Đắc Sơn, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên khẳng định, đơn vị này đáp ứng đủ các điều kiện trúng thầu theo quy định.

(Xây dựng) – Dù đang kêu gọi người dân và doanh nghiệp hỗ trợ tiền để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho gần 100 hộ dân (hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở), nhưng huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) vẫn chi hơn 2,7 tỷ đồng để bổ sung, tái bản sách.

(Xây dựng) – Chiều 7/8, trao đổi với Phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Lê Hoàng Tuấn Anh, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, sáng 8/8 đơn vị này sẽ trực tiếp tiến hành kiểm tra thực trạng công trình biệt thự “khủng” xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại khu phố Tân Cang, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa như dư luận phản ánh.

(Xây dựng) – Báo điện tử Xây dựng đã đăng tải về hàng loạt sai phạm của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) khi thực hiện 9 gói thầu trên địa bàn Hà Tĩnh. Để làm rõ hơn các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thực hiện trình tự dự án đầu tư xây dựng làm “chênh lệch” gần 36 tỷ đồng ngân sách, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã tìm hiểu được một số “thủ đoạn” của Công ty AIC.

(Xây dựng) – Dự án cầu vượt sông Bắc Hưng Hải, thị trấn Kẻ Sặt (huyện Bình Giang) với tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng, khi những nhát xẻng khởi công chưa ráo nước đã bị tạm dừng bởi sự phản đối trong uất ức, cùng cực của người dân. Phải chăng, cả quá trình nghiên cứu đầu tư, tư vấn thiết kế, khảo sát trước đó của các cơ quan hữu quan chỉ như một “trò hề”?

(Xây dựng) – Trong quá trình thi công tầng hầm của Dự án Xây dựng nhà ở cao tầng để bán tại ô đất ký hiệu CT2 thuộc Dự án xây dựng HTKT khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), do Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Delux Hà Nội làm chủ đầu tư đã gây sụt lún vỉa hè, làm hư hỏng đường giao thông và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc lưu thông của người tham gia giao thông.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *