(Xây dựng) – Chiều 13/8, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Dự thảo Luật được chỉnh sửa, hoàn thiện cụ thể, rõ ràng hơn
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Khanh báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Theo đó, về tên gọi của Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cho giữ tên gọi là Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn như đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 227/TTr-CP. Tên gọi này được đề xuất trên cơ sở dự thảo Luật đã định nghĩa rõ “quy hoạch đô thị và nông thôn” không mang ý nghĩa là một bản quy hoạch mà thể hiện các quy hoạch được lập tại địa bàn đô thị hoặc nông thôn.
Quá trình chỉnh lý dự thảo Luật đã tiếp thu nhiều ý kiến để hoàn thiện các điều liên quan theo hướng rõ ràng hơn về nội dung, đối tượng, phạm vi lập quy hoạch đô thị và nông thôn, chỉnh sửa quy định giải thích từ ngữ “đô thị” và “nông thôn” để thể hiện đúng nội hàm khái niệm phản ánh trình độ phát triển của một đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc một khu vực trong đơn vị hành chính lãnh thổ.
Tiếp tục quy định 05 loại quy hoạch đô thị và nông thôn
Về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn (Điều 3), Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, trên thực tiễn, đô thị và nông thôn là các không gian lãnh thổ không thể tách rời, tổ chức xen kẽ và được quản lý theo các cấp chính quyền hành chính; do đó, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn cần được nghiên cứu đồng bộ về lãnh thổ để bảo đảm yêu cầu trong sự chuyển hóa không gian đô thị và nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh đó, cách phân loại “quy hoạch đô thị”, “quy hoạch nông thôn” như tại dự thảo Luật kế thừa quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng hiện hành, thực tế triển khai chưa phát sinh vướng mắc. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục quy định 05 loại quy hoạch đô thị và nông thôn như Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Cần thiết quy định lập quy hoạch đối với đô thị mới
Về lập quy hoạch đối với đô thị mới, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh sửa quy định tại Điều 3 và Điều 21 theo hướng không yêu cầu đối với tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phải lập thêm quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương bên cạnh quy hoạch tỉnh; đồng thời, bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 5 về trường hợp huyện được định hướng để thành lập thành phố, thị xã thì không lập quy hoạch chung huyện mà lập quy hoạch chung đô thị mới đối với phạm vi toàn huyện hoặc theo phạm vi, quy mô diện tích phù hợp với tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị dự kiến thành lập.
Liên quan đến trường hợp định hướng hình thành đô thị mới là thị xã, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gắn với nhập, tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính hiện có (trừ trường hợp huyện định hướng thành lập thành phố, thị xã), đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, quy định về lập quy hoạch đối với đô thị mới là cần thiết để tạo cơ sở quản lý quy hoạch không gian đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị, tiêu chuẩn đơn vị hành chính đô thị theo phạm vi đô thị mới được định hướng thành lập và phù hợp với định hướng sắp xếp đơn vị hành chính được xác định tại quy hoạch tỉnh.
Không yêu cầu lập riêng quy hoạch chung xã đối với tất cả các xã
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Khanh cho biết, về quy hoạch chung xã, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được chỉnh sửa theo hướng không yêu cầu lập riêng quy hoạch chung xã đối với tất cả các xã mà thể hiện nội dung quy hoạch chung xã trong quy hoạch chung huyện (điểm d khoản 2 Điều 27).
Quy định cụ thể về việc chỉ lập riêng quy hoạch chung xã trong trường hợp xã có đặc thù về quy mô dân số, diện tích, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan, điều kiện tự nhiên đặc thù tại thời điểm lập quy hoạch chung huyện thì UBND cấp tỉnh xác định các xã cần phải lập quy hoạch chung xã trong nhiệm vụ quy hoạch chung huyện (khoản 6 Điều 27 và Điều 28).
Việc bổ sung quy định phân cấp trong trường hợp cần điều chỉnh cục bộ nội dung quy hoạch chung xã được tích hợp trong quy hoạch chung huyện thì UBND cấp huyện có thể chủ động điều chỉnh để thực hiện, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Việc điều chỉnh cục bộ, tuân thủ theo yêu cầu chung đối với quy hoạch đô thị và nông thôn (Điều 6) và nguyên tắc về hoạt động quy hoạch đô và nông thôn (Điều 7).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Khanh, quy định như vậy bảo đảm hiệu quả lập quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch, vừa tránh việc có quá nhiều quy hoạch không cần thiết gây vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, vừa bảo đảm địa phương vẫn có công cụ quy hoạch để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định chuyển tiếp đối với quy hoạch chung xã, tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện sau khi Luật này được ban hành.
Quy định rõ về quy hoạch không gian ngầm
Đối với quy hoạch không gian ngầm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, dự thảo Luật đã quy định rõ về Quy hoạch không gian ngầm là việc xác định, tổ chức không gian dưới mặt đất, dưới nước để sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm và không gian xây dựng công trình trên mặt đất để sử dụng cho mục đích xây dựng, khai thác, vận hành công trình ngầm (khoản 17 Điều 2).
Trong đó, công trình ngầm, chỉ bao gồm: Công trình công cộng ngầm, công trình thương mại dịch vụ ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật (khoản 18 Điều 2).
Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, với quy định như vậy, việc xây dựng các công trình ngầm của người dân, doanh nghiệp gắn với dự án đầu tư, công trình xây dựng được xác định theo quyết định đầu tư và/hoặc giấy phép xây dựng không thuộc phạm vi lập quy hoạch không gian ngầm quy định tại dự thảo Luật.
Để bảo đảm rõ ràng định hướng này, Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan rà soát câu chữ quy định, bảo đảm các công trình ngầm trong không gian ngầm là đối tượng của quy hoạch không gian ngầm lập theo quy định của Luật không bao gồm các tầng hầm của các công trình bất động sản do doanh nghiệp đầu tư như trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng… được xác định theo dự án đầu tư, bảo đảm thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng “chờ” quy hoạch không gian ngầm mới được triển khai thực hiện các dự án đầu tư tư nhân nêu trên, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Đối với quy định bảo đảm sự phù hợp, tuân thủ trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn (Điều 8), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh sửa, bỏ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật chỉ áp dụng đối với các quy hoạch đô thị và nông thôn. Mối quan hệ giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã được quy định cụ thể tại Luật Quy hoạch…
Linh Đan
Theo
Link gốc:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức về bối cảnh mới đang mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sau 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới.
Thủ tướng nhấn mạnh, “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành trong việc trả lời chất vấn, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với lòng biết ơn vô hạn vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ miền nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra quyết định bảo vệ, bảo quản và giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch. Trải qua 55 năm (1969-2024), nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ”, “địa chỉ thiêng liêng” hội tụ và lan tỏa sâu sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
(Xây dựng) – Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đô thị loại III.
(Xây dựng) – Ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 889/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Võ Tấn Đức, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Chiều 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban) chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban với Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban.
(Xây dựng) – Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án phân loại đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.
(Xây dựng) – Chiều 21/8, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
(Xây dựng) – Ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 875/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ QH khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai “giám sát lại,” thể hiện trách nhiệm giám sát đến cùng việc thực hiện yêu cầu của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 1,5 ngày tại Phiên họp thứ 36 để tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ liên quan đến 9 lĩnh vực.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.
(Xây dựng) – Ngày 20/8, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp Ngài Kohdayar Marri, Đại sứ Pakistan tại Việt Nam. Tại buổi tiếp hai bên cùng thảo luận về việc tăng cường quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và trao đổi chuyên gia.
Chiều 20/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ 18-20/8.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load