Bộ Xây dựng tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 16/2022/NĐ-CP: Đảm bảo với yêu cầu thực tiễn

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Timor-Leste

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện với Ấn Độ.

Theo Đặc phái viên TTXVN, vào lúc 22 giờ 40 phút, ngày 30/7, giờ địa phương (tức 0 giờ 10 phút, ngày 31/7, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Palam ở thủ đô New Delhi bắt đầu thăm cấp Nhà nước Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam tại sân bay Palam về phía Ấn Độ có Quốc vụ khanh Ngoại giao Ấn Độ Pabitra Margerita, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Ấn Độ; về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Mumbai Lê Quang Biên và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Mặc dù trời đã khuya, song với những cái bắt tay nồng ấm, vẫy chào nồng nhiệt và điệu múa truyền thống của những vũ công Ấn Độ dưới ánh đèn điện chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam, không khí chân tình, trọng thị thêm phần lung linh, huyền ảo.

Đường từ sân bay về khách sạn Thủ tướng và đoàn Việt Nam ở có treo cờ Việt Nam-Ấn Độ và ảnh chân dung Thủ tướng Phạm Minh Chính với khẩu hiệu song ngữ Việt Nam-Ấn Độ là “Chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính.”

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện với Ấn Độ.

Dự kiến trong chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao Ấn Độ như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Jagdeep Dhankhar, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla.

Thủ tướng cũng sẽ gặp gỡ lãnh đạo một số chính Đảng của Ấn Độ; dự các diễn đàn, tọa đàm với doanh nghiệp hai nước; tiếp các tập đoàn kinh tế hàng đầu Ấn Độ; phát biểu tại Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ; thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ…

Trong chuyến thăm, một mặt hai bên củng cố các lĩnh vực hợp tác truyền thống, mặt khác mở rộng ra những lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh như điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, vật liệu mới, khoáng sản thiết yếu…

Chuyến thăm góp phần củng cố sự tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt, đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Ấn Độ đi vào thực chất, hiệu quả hơn cả về chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư. Đây cũng là cơ hội để hai nước tăng cường chia sẻ về các vấn đề an ninh, chiến lược trong khu vực, trên thế giới và khẳng định sự ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn đa phương cùng quan tâm.

Theo Phạm Tiếp-Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)

(Xây dựng) – Ngày 2/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về xây dựng.

Rạng sáng ngày 2/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 31/7 đến ngày 1/8.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trải qua chặng đường lịch sử, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ đã không ngừng phát triển toàn diện, thực chất.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tập trung cao nhất cho 3 kỳ họp thường kỳ; nhất là chuẩn bị nội dung chương trình Kỳ họp thứ 8; phối hợp tham mưu tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6.

Hai Thủ tướng Việt Nam-Ấn Độ đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện nhân chuyến thăm và nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước với phương châm “5 hơn.”

Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục cung cấp gạo, góp phần giúp Timor-Leste bảo đảm an ninh lương thực; đề nghị hai bên gia hạn hoặc ký mới Bản ghi nhớ về Thương mại gạo.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt, đưa quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Timor-Leste đã tiến hành hội đàm, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai nước thời gian qua và đề xuất các phương hướng hợp tác thời gian tới.

Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp luôn là nòng cốt, đi đầu trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Năm 2024 đánh dấu bước đột phá của ngành Tuyên giáo trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng. Nhiều thông tin xấu độc đã bị hạn chế, gỡ bỏ; nhiều tài khoản, chủ kênh dần bị cô lập hoặc vô hiệu hóa. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, tác động sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội, cho nên cần có sự đầu tư lâu dài, đồng bộ từ Trung ương tới các cấp ở địa phương.

Chiều 31/7, Thủ tướng đã đến dâng hoa tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dự khánh thành trụ sở ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ và gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ.

Ngày 31/7, tại thành phố Hải Dương, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác cán bộ.

Thủ tướng mong muốn các tập đoàn, doanh nghiệp Ấn Độ tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, khoa học công nghệ…

(Xây dựng) – Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát dự thảo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ tịch nước yêu cầu cải cách tư pháp cần phải tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm chính trị cao, có lộ trình phù hợp, chống bảo thủ, cục bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành.

(Xây dựng) – Chiều 29/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế phối hợp cùng Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực thi bám sát phương châm “5 đẩy mạnh” để pháp luật đi vào cuộc sống, tạo khuôn khổ pháp lý, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *