Thừa Thiên – Huế: Trách nhiệm đơn vị quản lý ở đâu khi để Nhà máy Kanglongda Huế thi công không có giấy phép xây dựng?

Vụ “Căn biệt thự trái phép ở Cà Mau rao bán”: Thành phố ra quyết định cưỡng chế, tỉnh tổ chức họp rà soát

(Xây dựng) – Nhiều ngày nay, dưới sự đôn đốc, giám sát của cán bộ UBND phường Tiến Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), ông Đỗ Ngọc Tám (chủ mới khu đất có công trình vi phạm trật tự xây dựng) đã tháo dỡ một phần mái ngói của “biệt phủ khủng” xây dựng sai phép gây xôn xao dư luận tại Bình Phước trong thời gian qua. Ông Tám cũng đã cam kết với chính quyền địa phương là sẽ tháo dỡ công trình vi phạm trên, trả lại hiện trạng ban đầu trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày 26/8).

Liên quan đến vụ việc, năm 2023, UBND phường Tiến Thành phát hiện “biệt phủ khủng” rộng hàng nghìn mét vuông được xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp, tọa lạc tại khu phố Suối Cam và giáp ranh khu phố Bưng (thuộc phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).

Việc tồn tại “biệt phủ khủng” xây sai phép trên đã khiến người dân địa phương có ý kiến bất bình, gây xôn xao dư luận không tốt.

Ngày 22/10/2023, UBND thành phố Đồng Xoài đã ban hành liên tiếp 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thanh Bình (42 tuổi, ngụ thành phố Đồng Xoài, chủ công trình biệt phủ xây sai phép).

Theo đó, tổng số tiền phạt là 38,5 triệu đồng vì vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, đất đai và buộc khắc phục hậu quả là phải tháo dỡ công trình vi phạm trên đất.

Tuy nhiên, nhiều tháng sau xử phạt, bà Bình vẫn không thực hiện mà lại bán đất cùng công trình vi phạm đã xây trên đất cho một người tại địa phương là ông Đỗ Ngọc Tám. Điều đáng nói, bà Bình được cho là vợ của một phó Chủ tịch UBND thị xã đương chức ở tỉnh Bình Phước.

Các hành vi vi phạm được cơ quan chức năng thành phố Đồng Xoài xác định gồm: Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị diện tích 384m2, nhưng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (đã xây dựng công trình trên diện tích này); xây dựng nhà ở riêng lẻ sai giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp; xây dựng trên đất trồng cây lâu năm.

Trong quá trình xử lý, bà Bình có đơn kiến nghị về việc điều chỉnh các quyết định xử phạt cho đúng người sử dụng đất vì bà đã bán thửa đất nêu trên cho ông Đỗ Ngọc Tám. Tuy nhiên, theo UBND phường Tiến Thành cùng các đơn vị chức năng thành phố Đồng Xoài, việc bà Bình chuyển nhượng cho ông Đỗ Ngọc Tám là đúng theo quy định của pháp luật, việc chỉnh lý đất đai không liên quan đến công trình xây dựng. Cũng theo cơ quan chức năng, bà Nguyễn Thị Thanh Bình đã nộp tiền phạt theo quy định nhưng chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Đến tháng 8/2024 (tức 10 tháng sau khi UBND thành phố Đồng Xoài ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính), chỉ có 1 công trình hồ thủy tạ được san lấp, trả lại hiện trạng ban đầu. Riêng các công trình vi phạm khác bao gồm 2 công trình nhà ở, 1 nhà thủy tạ vẫn tồn tại như cũ. Điều này khiến dư luận thắc mắc, có nhiều ý kiến không tốt.

Với quyết tâm lập lại trật tự xây dựng tại địa phương, UBND phường Tiến Thành và thành phố Đồng Xoài đã phối hợp cùng xử lý vụ xây dựng “biệt phủ khủng” sai phép theo quy định pháp luật.

Nguyên Dũng

Theo

(Xây dựng) – Dự án Nhà máy Kanglongda Huế thi công hoàn thiện nhiều công trình, nhà xưởng… khi chưa có giấy phép xây dựng. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế ở đâu khi để chủ đầu tư ngang nhiên vi phạm trật tự xây dựng như vậy?

(Xây dựng) – Đây là lần thứ 2, UBND thành phố Cà Mau ra quyết định cưỡng chế hành vi vi phạm hành chính. Ngày 09/1/2023, UBND thành phố ra quyết định xử lý vi phạm hành chính phạt chủ căn biệt thự đẹp nhất tỉnh Cà Mau 22,5 triệu đồng và buộc khôi phục hiện trạng ban đầu. Sau đó, hàng loạt quyết định sửa đổi, bổ sung. Liệu lần này, tiếp tục bổ sung như những lần trước đó?

(Xây dựng) – Giải thích về việc Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” tại xã Long Châu, huyện Yên Phong bị phản ánh chậm tiến độ, Công ty Cổ phần Công viên Tâm Linh Bảo Lạc (Công ty Tâm Linh Bảo Lạc) – nhà đầu tư của dự án cho biết, “dự án chưa được bàn giao đất”. Còn thông tin bán “chui” mộ phần, Công ty đang xem xét kỷ luật các phòng, ban, cá nhân liên quan, cố ý làm trái quy định của Công ty.

(Xây dựng) – Hơn 10.000m2 đất ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương được ba hộ gia đình dùng để kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm, nhưng vẫn chưa có giấy phép hoạt động.

(Xây dựng) – Mặc dù chính quyền tỉnh Bình Phước đã có chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng khai thác, vận chuyển đất trái phép ở các huyện, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Hớn Quản khiến người dân bức xúc.

(Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng liên tiếp thông tin, dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh với vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng có nguy cơ thu hồi vốn do chậm giải ngân vốn đầu tư công. Dự án dự kiến cuối năm 2025 hoàn thành đưa vào sử dụng giúp người dân miền cuối đất thoát cảnh vùng trũng y tế nhưng đến nay tiến độ giải ngân chỉ đạt 5,25%. Đây là một trong nhiều dự án có vốn đầu tư “khủng” mà Ban Quản lý dự án công trình xây dựng (QLDA CTXD) tỉnh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ngoài dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nhiều dự án mà Ban QLDA CTXD tỉnh làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ.

(Xây dựng) – Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (địa chỉ tại số 8 Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu rút gọn cho những nhà thầu “quen mặt” thay vì đấu thầu mua sắm tập trung.

“Kể từ khi thụ lý vụ án từ ngày 17.10.2022 đến nay là hơn 22 tháng, TAND TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử. Việc Toà án chậm trễ đưa vụ án ra xét xử có dấu hiệu vi phạm Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nguyên đơn. Trong vụ án này, nguyên đơn đã phải theo đuổi công lý trong suốt 23 năm, kiệt quệ kinh tế, suy kiệt tinh thần, sức khoẻ”, luật sư Mai Lưu Phúc, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm.

(Xây dựng) – Thời gian gần đây, tuyến đường ĐT 756 (Minh Lập – Lộc Hiệp), đoạn qua địa bàn xã Thanh An (huyện Chơn Thành, Bình Phước) xuất hiện hiện tượng một đoạn đường dài bị nứt toác nghiêm trọng. Theo người dân ở đây, tình trạng này xuất hiện khá lâu nhưng chưa thấy chủ đầu tư, nhà thầu khắc phục sửa chữa xong.

(Xây dựng) – Nhà làm việc 3 tầng và một số hạng mục thuộc trụ sở Huyện ủy Bá Thước (Thanh Hóa) được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và hoàn thành vào năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau gần 5 năm sử dụng, khu vực này sẽ bị phá dỡ để xây mới.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *