(Xây dựng) – Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa có báo cáo khẩn, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phân công xây dựng quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020. Ngày 30/7, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có tờ trình kèm dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất trình Hội đồng Thẩm định bảng giá đất Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến thẩm định.
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8, quy định bảng giá đất áp dụng cho 12 trường hợp để thực hiện các thủ tục hành chính nên có tầm quan trọng đối với đời sống xã hội.
Tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai 2024 quy định, bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
Trường hợp điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024 thì việc định giá đất phải bảo đảm nguyên tắc thị trường, được quy định tại khoản 1, Điều 158 Luật Đất đai 2024. Bảng giá đất sẽ không còn bị giới hạn bởi khung giá và không áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất được ban hành hàng năm để điều chỉnh như Luật Đất đai năm 2013.
Trước tình hình đó, Ban cán sự đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã họp và thống nhất chỉ đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận huyện, thành phố Thủ Đức và đơn vị tư vấn phân tích các phương án điều chỉnh bảng giá đất để trình Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, chấp thuận chủ trương thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình 4 phương án.
Phương án 1: Giữ nguyên, không điều chỉnh bảng giá đất. Hạn chế của phương án này là giá đất bị giới hạn bởi khung giá nên giá tối đa tại đô thị loại đặc biệt như Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 162 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, giá đất giao dịch, chuyển nhượng thực tế trên thị trường lại cao hơn nên khi xây dựng bảng giá phải cân chỉnh giảm lại. Điều này dẫn đến giá đất tại bảng giá rất thấp, chưa tiệm cận giá thị trường.
Nếu giữ nguyên bảng giá hiện hành sẽ có sự chênh lệch lớn với giá bồi thường thực tế đã được duyệt. Ví dụ như giá đất tại bảng giá hiện hành trên đường Nguyễn Duy Trinh (thành phố Thủ Đức) là 4,2 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá bồi thường thực tế là 73 triệu đồng/m2.
Giữ nguyên bảng giá cũng sẽ dẫn đến không công bằng với các đối tượng sử dụng đất. Đơn cử như giá đất bố trí tái định cư tại thành phố Thủ Đức cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3 là 51 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá tại bảng giá đất chỉ 1,5 triệu đồng/m2.
Phương án 2: Điều chỉnh theo hướng lấy giá tại bảng giá đất hiện hành nhân với hệ số K mới nhất. Kết quả vẫn chênh lệch với giá đất bồi thường thực tế rất lớn. Cùng đó, sẽ không công bằng với các trường hợp đã bố trí tái định cư trước đây.
Phương án 3: Để giải quyết tình trạng thiếu giá đất tái định cư, tại các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư thì điều chỉnh giá đất theo giá thực tế. Đối với các tuyến đường đã thể hiện trong bảng giá hiện hành, giá đất được tính bằng cách lấy giá nhân với hệ số K.
Nếu tính giá đất của các tuyến đường đã thể hiện trong bảng giá hiện hành bằng cách lấy giá nhân với hệ số K sẽ có những hạn chế như phương án 2. Còn việc điều chỉnh giá đất tại các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư theo giá thực tế sẽ dẫn đến trên cùng một tuyến đường hoặc 2 khu dân cư giáp ranh có 2 mức giá chênh lệch nhau rất lớn, dù điều kiện cơ sở hạ tầng như nhau.
Bên cạnh đó, sẽ có sự không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Trước đây, giá đất tái định cư được xác định theo giá thị trường, nhưng từ nay phải căn cứ vào bảng giá đất.
Phương án 4: Điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở dữ liệu giá đất hiện có được chắt lọc từ các nguồn như: Giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, giá cụ thể đã được UBND các cấp phê duyệt, giá đất chuyển nhượng thực tế từ cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan thuế để cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, phương án này tuân thủ quy định tại khoản 1, điều 257 Luật Đất đai 2024 và phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện xây dựng quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố quy định về giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Viết Dũng
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – Ai là người bị phạt khi sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai? Khi nào đăng ký biến động đất đai phải cấp mới sổ đỏ? Là thắc mắc của nhiều người khi thực hiện những biến động về đất đai, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những quy định về vấn đề này.
Luật Đất đai năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, được coi là bước đột phá trong quản lý và sử dụng đất nhằm khai thác tối đa tiềm năng, giá trị của nguồn lực đất đai. Đây cũng là mốc đánh dấu bước tiến quan trọng bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ đầu năm, trên địa bàn thành phố có 9 dự án nhà ở đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
(Xây dựng) – Theo khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định 103/2024/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì tiền sử dụng đất tính như sau.
(Xây dựng) – Dự án nhà ở xã hội lớn nhất từ trước đến nay tại thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, sắp được khởi công. Dự án sẽ mang đến hàng nghìn căn hộ chất lượng cho người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh.
(Xây dựng) – Đến năm 2045 – tức là tròn 100 năm lập nước, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, phồn vinh, nhân dân có thu nhập cao, đời sống hạnh phúc. Tiến trình này đã và đang được thúc đẩy bởi hàng loạt dự án hạ tầng điểm nhấn, làm thay đổi diện mạo và nâng tầm vị thế quốc gia. Trong số đó có những biểu tượng mới được xây dựng bằng khát vọng hùng cường tinh thần Việt Nam mãnh liệt. Nhân Quốc khánh 2/9, cùng nhìn lại những công trình đầy tự hào này.
Việc tách thửa đất cần tính đến các yếu tố phát triển bền vững, tránh phá vỡ quy hoạch chung, gây ra sự mất cân đối trong hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đồng thời, duy trì các giá trị văn hóa, lịch sử
Những nhà đầu tư thông minh thích đưa bất động sản vào danh mục xuống tiền. Ngoài tăng giá trị nhiều lần của một khu đất, nó còn có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ.
(Xây dựng) – Để tránh tình trạng các dự án tập trung về một chỗ, Sở Xây dựng Cần Thơ đang hoàn thiện Đề án nhà ở xã hội trên địa bàn, trong đó có nội dung đề xuất xây dựng nhà ở xã hội độc lập tại các vị trí có nhu cầu, để đảm bảo nhu cầu cho các địa phương.
(Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1245/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu tái định cư thành phố Ngã Bảy giai đoạn 2.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load