Ủy ban Quốc phòng An ninh phối hợp với cơ quan soạn thảo hỗ trợ cho Chính phủ tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo luật Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 28/8, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá cao tinh thần của Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội và cho rằng dự thảo Luật được xây dựng rất cụ thể, chi tiết.
Tuy nhiên, theo đại biểu, Điều 58 quy định về xử lý cơ sở, công trình không đảm bảo về phòng cháy, chữa cháy đã rất chặt chẽ nhưng lại giao quyền và trách nhiệm cho Hội đồng nhân dân là chưa hợp lý.
Hội đồng Nhân dân chỉ quản lý về đầu mục các danh mục, những quy định cụ thể nên giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thì sẽ phù hợp hơn.
Về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến, quy định các cơ sở phải mua bảo hiểm bắt buộc là đúng nhưng phải cụ thể là những loại cơ sở nào, để việc triển khai thực hiện được thuận lợi.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) cho rằng khoản 2 quy định điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
Tuy nhiên Luật chưa quy định khái niệm hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ; bên cạnh đó trong thực tế số lượng nhà ở kết hợp kinh doanh rất lớn, nếu không xác định rõ thì sẽ khó xác định nhà nào là kinh doanh hay không kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ sẽ tác động ảnh hưởng đến nhiều đối tượng.
Đại biểu đề nghị cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ.
Quy định “Chủ đầu tư công trình, chủ phương tiện giao thông chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy đối với công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông.”
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, chủ đầu tư thường không có chuyên môn về tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy nên rất khó thực hiện; do đó nên quy định chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, thuê các đơn vị có năng lực thẩm tra thực hiện nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) nhấn mạnh thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy ở các chung cư cao tầng, một trong những nguyên nhân chính là vi phạm các quy định phòng cháy, chữa cháy.
Theo đại biểu, những quy định trong thiết kế các tòa nhà phải đảm bảo các quy chuẩn liên quan đến phòng cháy, chữa cháy nhưng đa số các chủ đầu tư đều không tuân thủ đầy đủ nguyên tắc này khiến người dân không thể thoát được ra ngoài khi hỏa hoạn xảy ra.
Đại biểu tỉnh Sóc Trăng cũng cho biết việc quản lý lỏng lẻo tại các công trình nhà cao tầng cũng là nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn. Tại một số chung cư hiện đang xảy ra tình trạng người dân chiếm lối vào cầu thang làm nơi bán hàng, tận dụng mặt tiền toàn nhà để lắp biển quảng cáo, các ban công tại các căn hộ đều bị bịt kín để sử dụng… các thiết bị phòng cháy, chữa cháy như họng nước, bình chữa cháy tại nhiều nơi đã hỏng, không thể sử dụng khi hỏa hoạn xảy ra.
Trước tình trạng này, đại biểu Tô Ái Vang đề nghị Chính phủ sớm điều chỉnh quy chuẩn phù hợp với điều kiện hiện nay; đặc biệt cần tăng cường trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, sử dụng robot trong việc chữa cháy, đảm bảo hiệu quả khi lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ.
Đồng thời, tăng chế tài với những công trình vi phạm, nhất là trong khâu thẩm tra và xử lý các công trình vi phạm.
Bên cạnh đó, theo đại biểu tỉnh Sóc Trăng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe nên cần được hưởng các chế độ ưu đãi phù hợp.
Đại biểu Vang đề nghị dự thảo cần bổ sung thêm những quy định liên quan đến quyền lợi của lực lượng này.
Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng thời gian qua, các vụ tai nạn cháy nổ xảy ra ngày càng nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua.
Nguyên tắc quy định trong luật này lấy phòng ngừa là chính, hạn chế thấp nhất sự cố cháy nổ; khi có tình huống xảy ra, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ phải nhanh chóng, hiệu quả.
Theo các đại biểu, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phục vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn hiện nay còn thiếu, lạc hậu, kém chất lượng, chưa đảm ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như tình hình thực tiễn.
Các đại biểu cho rằng Nhà nước cần có ngay biện pháp phù hợp để giải quyết nhanh nhất những tồn tại nêu trên; có ưu tiên thỏa đáng về nguồn lực tài chính để mua sắm, trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tiên tiến, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất để cứu người, cứu tài sản, dập đám cháy nhanh nhất, kể cả máy bay để thực hiện.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao nỗ lực của cơ quan chủ trì thẩm tra và soạn thảo; đến nay dự thảo đã được sự thống nhất cao của các cơ quan, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí và tham gia nhiều vấn đề cụ thể tại các chương trình làm việc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng cần rà soát phạm vi của Luật để đảm bảo tính phổ quát của Luật chứ không cá biệt hóa các quy định cụ thể, phù hợp với sự phát triển trên tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư.
Sau phiên họp này, Ủy ban Quốc phòng An ninh phối hợp với cơ quan chủ trì, soạn thảo hỗ trợ cho Chính phủ cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu đầy đủ để hoàn chỉnh dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Theo Đỗ Bình (TTXVN/Vietnam+)
Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/tang-cuong-che-tai-xu-ly-cac-cong-trinh-vi-pham-phong-chay-chua-chay-post972946.vnp
(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Lê Thành Long – Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững đã ký Quyết định 100/QĐ-HĐQGPTBV ngày 27/8/2024 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng này.
(Xây dựng) – Chiều 27/8, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị trực tuyến và trực tiếp về Chuyển đổi số ngành Xây dựng do Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Xây dựng chủ trì.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Tổ Biên tập Văn kiện đã làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm.
(Xây dựng) – “Về cơ bản, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đủ điều kiện trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8”, đây là nhận định của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, ngày 27/8.
Thủ tướng yêu cầu bám sát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong đề nghị xây dựng các luật.
(Xây dựng) – Sáng 27/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần 6 để thảo luận, góp ý về 12 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị diễn ra từ ngày 27 – 29/8.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng: Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; nội dung chính sách phải khái quát, ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vấn đề.
(Xây dựng) – Chiều tối 26/8, ngay sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ với 3 đồng chí Phó Thủ tướng và 2 đồng chí Bộ trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc gặp mặt, chúc mừng và giao nhiệm vụ cho các đồng chí.
Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là Di chúc – một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
(Xây dựng) – Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.
(Xây dựng) – Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8 ngày 26/8.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load