Quảng Trị: Sẽ tổ chức đối thoại doanh nghiệp theo hình thức “hỏi nhanh, đáp gọn”

Đơn vị sự nghiệp công lập có được tự lựa chọn nhà thầu?

(Xây dựng) – Sau ba lần điều chỉnh, gia hạn thời gian triển khai thi công, dự án Nhà máy điện gió LIG – Hướng Hóa 1 vẫn không thể thực hiện do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.

Dự án Nhà máy điện gió LIG – Hướng Hóa 1 do Công ty Cổ phần Điện gió LIG Hướng Hóa 1 làm chủ đầu có dự toán suất đầu tư 2.100 tỷ đồng. Dự án gồm 8 cột gió cho công suất 48MW, tọa lạc tại xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Dự án này nằm trong danh mục Quy hoạch điện VII đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2020.

Sau khi được cấp chủ trương đầu tư, doanh nghiệp đã huy động mọi nguồn lực triển khai, hợp tác với tổng thầu và giám sát chất lượng từ Trung Quốc, Thụy Sĩ với hy vọng kịp hoàn thành kịp tiến độ hưởng giá FIT1. Tuy nhiên, sau 3 lần điều chỉnh, gia hạn thời gian thi công, đến nay kế hoạch đó đã bị “vỡ trận”, nhà thầu đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về mặt tài chính.

Nguyên nhân làm chậm tiến độ chủ yếu là do vướng mắc từ công tác giải phóng mặt bằng để giao đất cho chủ đầu tư. Cụ thể, sau khi có quyết định thu hồi và quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường đợt 1 và 2 của UBND huyện Hướng Hóa, các đơn vị liên quan của huyện Hướng Hóa cùng với nhà đầu tư tổ chức nhiều cuộc họp với các hộ dân về công tác chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Đáng chú ý, nhà đầu tư đã hỗ trợ thêm về đơn giá là 40.000đ/m2 cho các hộ dân ngoài quyết định phê duyệt. Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng với tổng giá trị đền bù tương đương 800 triệu đồng/1ha (chưa bao gồm giá trị tài sản trên đất).

Sau nhiều lần vận động, thương thuyết, các hộ dân vẫn tiếp tục giữ nguyên yêu cầu bồi thường với số tiền vượt khung đến vài chục lần so với quy định đền bù đất đai của tỉnh Quảng Trị, mà không đưa ra được cơ sở đền bù, dẫn đến vượt quá khả năng chi trả của nhà đầu tư. Chính vì vậy, sau nhiều tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ để thực hiện dự án, chỉ có 17/43 hộ nhận tiền đền bù và hỗ trợ, với tổng diện tích đất thu hồi chỉ đạt 47%.

Về nguyên lý, công tác giải phóng mặt bằng để giao đất cho dự án là trách nhiệm chính của cơ quan Nhà nước, mà cụ thể là chính quyền địa phương, nhưng trên thực tế, trách nhiệm đó được “đẩy” vào tay cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải thực hiện theo phương pháp cùng thỏa thuận với người dân. Điều đáng quan tâm hơn, trước đó có nhiều dự án điện gió tại Hướng Hóa vì để chạy đua với thời hạn hưởng giá FIT1 nên không ngần ngại thỏa thuận đền bù đất cho người dân với giá cao bất thường. Cứ thế, nhiều chủ đất sau này lấy đó làm mặc định, kiên quyết không chịu nhân nhượng.

Công ty Cổ phần Điện gió LIG Hướng Hóa 1 cho hay, có trường hợp 100m2 đòi đền bù giá 250 triệu đồng, cũng có trường hợp 2.400m2 đòi đền bù 800 triệu đồng. Mức đền bù như trên cao hơn quy định của Nhà nước hàng chục lần, doanh nghiệp không thể chi trả. Cùng với đó, không loại trừ các đối tượng xấu đã lôi kéo, kích động các hộ dân bất hợp tác, không tuân thủ chính sách thu hồi đất phát triển kinh tế của địa phương.

Không được giao mặt bằng trong thời gian dài, cụm nhà văn phòng làm việc của Ban Quản lý dự án được xây dựng khang trang với nhiều bộ phận làm việc khác nhau nhưng tất cả cửa đóng then cài từ lâu, nhà thầu và đơn vị tư vấn cũng theo đó mà rời dự án. Đồng thời cách đó khoảng vài km về phía Tây, có một khu nhà xưởng của nhà thầu, cánh cổng chính đã được khóa từ lâu, bên trong có một khối thiết bị được nhập về từ lâu, hiện phải trùm bạt để tránh hoen gỉ do nắng, mưa…

Hệ lụy của công tác giải phóng mặt bằng đã dẫn đến những thiệt hại không hề nhỏ chút nào đối với nhà đầu tư. Cụ thể, phần lớn đơn đặt hàng mua sắm thiết bị phải thông báo tạm dừng, dẫn đến vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, công ty đối diện với nguy cơ bị phạt lên tới 10% giá trị gói thầu EPC – đây là số tiền rất lớn!

Không chỉ vậy, từ tháng 5/2024, với một số thiết bị chính đã sản xuất, chủ đầu tư phải chịu các khoản chi phí phát sinh cho việc lưu kho tại các cảng gần khu vực triển khai dự án. Mức chi phí đội lên tới vài chục tỷ đồng cho 15 ngày chậm rời kho bãi. Nếu không thể giải phóng mặt bằng tại các vị trí theo quy hoạch và thiết kế ban đầu, phía nhà đầu tư phải thay đổi một số trụ turbin dẫn đến phát sinh thêm chi phí “thiết kế kỹ thuật”, thuê tư vấn thiết kế, tư vấn điều chỉnh. Đồng thời, mất thời gian làm lại báo cáo tác động môi trường và rất nhiều tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan cần thêm thời gian để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Tổng Giám đốc LIG – Hướng Hóa 1 chia sẻ: “Thật xót xa nếu phải rời bỏ dự án, vì tiền bạc, công sức chúng tôi đổ vào đây đã quá lớn. Việc thu hồi đất quá chậm làm mất rất nhiều chi phí cơ hội, chi phí thì đội lên từng ngày mà giá điện đang thấp xuống. Các hợp đồng cung cấp thiết bị đã rút, các nhà thầu cũng rời đi, nhưng chúng tôi vẫn phải cố gắng bám trụ lại”.

Ông Nguyễn Thế Hùng cũng bày tỏ lo lắng: Chúng tôi tuân thủ đúng pháp luật nhưng còn nhiều hộ dân có vận động 10 năm nữa cũng không xuôi! Người dân đòi hỏi vô lý, nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật. Dù tỉnh chỉ đạo rất quyết liệt liệt tuy nhiên các cơ quan chức năng ở cấp dưới đã không thể đáp ứng. Mặc dù dự án thuộc diện “Nhà nước thu hồi đất” nhưng dường như mọi gánh nặng trong công tác giải phóng mặt bằng đã bị chuyển sang doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn phần.

Các vướng mắc trên đã đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh không còn đủ khả năng tài chính để triển khai dự án, tỉnh Quảng Trị đứng trước nguy cơ mất đi dự án đầu tư trị giá 2.100 tỷ đồng cùng với các lợi ích xã hội, nhân sinh mà doanh nghiệp mang lại. Đây là sự tổn thất lo lớn gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội.

Tại cuộc họp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện gió trên địa bàn, trong đó có dự án LIG Hướng Hóa 1, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở Công Thương tham mưu, lập tổ tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng cho các dự án điện gió, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng. Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao hỗ trợ thủ tục thay đổi chủ trương đầu tư, giãn tiến độ cho các dự án.

Liên quan đến nội dung trên, ngày 23/7, ông Hà Sỹ Đồng đã ký Công văn số 3381/UBND-KT nêu rõ: Giao UBND huyện Hướng Hóa tổ chức làm việc với chủ đầu tư dự án và các đơn vị, địa phương liên quan để tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hoàn thành công tác giả phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án triển khai thi công.

Giao Sở Công Thương – cơ quan thường trực Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 12/6/2024 của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ công tác.

Để giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án trên, UBND tỉnh Quảng Trị cần chỉ đạo quyết liệt các Sở, ban ngành liên quan phối hợp với cấp huyện, xã tăng cường vận động trực tiếp đến người dân về chủ trương của dự án, mặt bằng giá đền bù theo quy định hiện hành. Đối với những trường hợp cá biệt, không chịu hợp tác, đòi hỏi số tiền bồi thường cao phi lý, không chính đáng để bắt ép doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần có biện pháp cứng rắn, xử lý và ngăn chặn kịp thời… Có như vậy mới giải tỏa được tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của dự án Nhà máy điện gió LIG – Hướng Hóa 1, mang lại niềm tin cho bao nhà đầu tư khác khi đến với Quảng Trị.

Hữu Tiến

Theo

(Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp năm 2024, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 8/2024, đối thoại sử dụng theo hình thức “hỏi nhanh, đáp gọn”, thời gian hỏi và trả lời không quá 5 phút.

(Xây dựng) – Bắc Ninh giành vị trí thứ 2 toàn quốc về kim ngạch xuất khẩu, với thành tích đạt 23,48 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024. Dẫn đầu cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh.

(Xây dựng) – Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa có văn bản chỉ đạo về việc đẩy mạnh công tác thanh toán, quyết toán vốn dự án đầu tư công.

(Xây dựng) – Ngày 22/8, tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm Trưởng đoàn đã có các hoạt động tại Hội nghị xúc tiến đầu tư quan trọng vào tỉnh Thái Bình.

(Xây dựng) – Cơ quan ông Nguyễn Việt Hòa (Bắc Ninh) đang thực hiện đánh giá dự thầu gói thầu phi tư vấn qua mạng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Bảo đảm dự thầu của một nhà thầu liên danh do thành viên đứng đầu liên danh thực hiện cho cả liên danh bằng hình thức bảo lãnh theo Mẫu số 04B của E-HSMT.

(Xây dựng) – Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng Việt Nam và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Là một người ủng hộ thúc đẩy phát triển bền vững và năng lượng tái tạo, Tiến sĩ Majo George (giảng viên cấp cao ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Đại học RMIT) cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.

(Xây dựng) – Theo phản ánh của bà Trần Thị Huệ Khanh (Hà Nội), hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư một số địa phương đang loay hoay trong việc xử lý hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp khi có Quỹ đầu tư (Quỹ thành viên) sở hữu trên 50% vốn bởi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty chưa đại chúng.

(Xây dựng) – Ông Đỗ Văn Thành (Hải Phòng) hỏi, đơn vị sự nghiệp công lập dự thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ và trúng thầu (hợp đồng theo hình thức trọn gói) thì đơn vị có phải tổ chức đấu thầu để mua sắm vật tư đầu vào thực hiện gói thầu đó nữa không?

(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 878/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

(Xây dựng) – Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định lập và quản lý chi phí trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

(Xây dựng) – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An vừa quyết định chấm dứt thực hiện hợp đồng gói thầu Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông thuộc dự án Xây dựng cầu giao thông nông thôn (GTNT) kênh T5 (đường GTNT kênh T5 – đường GTNT kênh K7) đối với Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Thanh Thế.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 4561/UBND-KT yêu cầu các cơ quan Sở, ban, ngành và địa phương tập trung rà soát và xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Các chuyên gia nhận định kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, niềm tin của doanh nghiệp và người dân dần củng cố là động lực tích cực để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.

(Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Công ty TNHH Vanguard Millennium International – nhà đầu tư dự án nhà máy sản xuất Prime Technology tại Cụm công nghiệp Hưng Nhân, huyện Hưng Hà.

(Xây dựng) – Liên quan tới kiến nghị của liên danh 8 nhà thầu về tư cách hợp lệ tại một gói thầu “khủng” thuộc Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với hình thức lựa chọn nhà thầu không qua mạng, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu: “Việc hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu “không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia hệ thống” để đảm bảo tư cách hợp lệ như đối với đấu thầu qua mạng là không phù hợp”.

(Xây dựng) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Trong đó, dự thảo quy định rõ về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *