Quảng Trị: Phát triển ngành Vật liệu xây dựng theo hướng bền vững

Quảng Nam: Xem xét gia hạn mỏ đá của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thịnh

(Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại việc tham mưu cấp giấy phép thăm dò, cấp giấy phép khai thác khoáng sản đất sét làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Thạnh Mỹ 3, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang và có văn bản trả lời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, tham mưu thực hiện các thủ tục liên quan theo đúng chủ trương của UBND tỉnh tại Thông báo số 229/TB-UBND ngày 19/7/2024.

Xin điều chỉnh thời gian tiến độ dự án lùi 57 tháng

Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Công văn 2154 gửi UBND tỉnh về nội dung liên quan đến hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư khai thác và tiêu thụ đất sét làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Thạnh Mỹ 3, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngày 10/3, Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam có hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư khai thác và tiêu thụ đất sét, Sở đã nghiên cứu hồ sơ và ý kiến thẩm định của một số Sở, ngành liên quan.

Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam được UBND tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản số 2298/GP-UBND ngày 27/6/2017 để thăm dò khoáng sản đất sét làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực thôn Thạnh Mỹ 3, thị trấn Thạnh Mỹ với diện tích 12,14ha.

Công ty đã tổ chức thăm dò và được UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản đất sét làm vật liệu xây dựng thông thường tại Quyết định 1719 ngày 4/6/2018. UBND tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 3090 ngày 26/9/2019 và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư ngày 16/12/2020, chấp thuận công ty thực hiện dự án với diện tích đất sử dụng khoảng 12,14ha, tiến độ thực hiện dự án đến quý I/2020 vận hành khai thác chính thức.

Công ty đã ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án với số tiền 803 triệu đồng và được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1168 ngày 4/5/2021; chưa được UBND tỉnh cho thuê đất để tiến hành khai thác.

Ngày 10/3, công ty đề nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án: Từ quý I/2019 đến quý III/2024 thực hiện các hồ sơ, thủ tục về đầu tư, môi trường, giấy phép khai thác khoáng sản, đất đai. Từ quý III/2024 đến quý IV/2024 tiến hành xây dựng cơ bản mỏ, đưa dự án vào hoạt động. Như vậy, tổng thời gian đề nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án là 57 tháng so với quyết định chủ trương đầu tư của tỉnh. Lý do được công ty đưa ra là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng tiến độ.

Đề nghị rà soát

Trước đề nghị của Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định ý kiến của các đơn vị, Sở, ngành liên quan. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị nhận được đề nghị cho ý kiến về sự phù hợp của dự án với quy hoạch thuộc lĩnh vực lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 thì dự án nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Về hiện trạng, dự án được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến tại Công văn số 2178 ngày 14/10/2020, trong đó xác định hiện trạng là đất trống, không có cây cối trong ranh giới dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, liên quan đến lĩnh vực khoáng sản, khu vực đề nghị khai thác đất sét làm vật liệu xây dựng của công ty đã được UBND tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản số 2298 ngày 27/6/2017, phê duyệt trữ lượng khoáng sản tại Quyết định số 1719 ngày 4/6/2018 và cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1168 ngày 4/5/2021 với tổng diện tích 12,14ha. Trong đó, trữ lượng địa chất 473.240m3, trữ lượng khai thác 396.273m3; công suất khai thác 88.200m3 nguyên khối/năm. Thời gian khai thác 5 năm từ ngày 4/5/2021.

Liên quan đến lĩnh vực môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, dự án được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo phục hồi môi trường tại Quyết định số 457 ngày 19/2/2019.

Theo Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư thì đến nay, dự án chưa triển khai xây dựng cơ bản mỏ. Trường hợp dự án không triển khai thực hiện trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 457 ngày 19/2/2019 của UBND tỉnh, nhà đầu tư phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại thời điểm Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 còn hiệu lực.

Liên quan đến lĩnh vực đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, dự án đã được Sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho thuê đất tại Công văn 1682 ngày 20/7/2022.

Sau khi nhận được ý kiến thẩm định của các đơn vị liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, cấp quyết định chủ trương đầu tư, nộp đủ 100% tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án, được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường… Tuy nhiên, do dịch bệnh và công tác GPMB gặp khó khăn làm ảnh hưởng tiến độ dự án. Do vậy, việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án phù hợp với quy định tại khoản 4 điều 41, Luật Đầu tư năm 2020.

Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay, xét thấy việc cấp phép khai thác khoáng sản đối với dự án này trước đây không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 1147 ngày 26/4/2024 đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp rà soát các văn bản, tài liệu liên quan và có ý kiến cho biết dự án này có thuộc trường hợp phải rà soát, kiểm tra việc thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; đề xuất giải pháp xử lý. Tại Công văn 1561 của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 19/6 chưa có ý kiến đối với đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư mà yêu cầu công ty thực hiện đúng theo nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản số 1168 ngày 4/5/2021 của UBND tỉnh. Do đó, chưa đảm bảo để Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xem xét việc điều chỉnh dự án đầu tư.

Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1168 ngày 4/5/2021 không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản có đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Thanh Đức

Theo

(Xây dựng) – Để góp phần phát triển ngành Vật liệu xây dựng của tỉnh theo hướng bền vững, thời gian qua ngành Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp về quy hoạch, định hướng phát triển và công tác quản lý sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi UBND huyện Đông Giang nghiên cứu ý kiến đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản đề nghị của Sở này về việc rà soát hồ sơ đề nghị cho phép cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản tại mỏ đá thôn Aliêng RaVăh, xã A Ting.

(Xây dựng) – Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, toàn bộ khối lượng cát nạo vét tại đề án nạo vét vật liệu bồi lắng lòng hồ chứa nước Hoa Sơn chỉ được cung cấp cho đơn vị thực hiện cao tốc Bắc – Nam. Tuy nhiên, lượng lớn cát khai thác tại lòng hồ được tuồn ra ngoài trái phép.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản giao các Sở, ngành liên quan nghiên cứu việc sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường.

(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 24/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).

(Xây dựng) – Trong ngành xây dựng và lắp đặt vật tư cơ điện – ống luồn dây điện G.I là một trong những vật tư cơ điện quan trọng, không thể thiếu trong mọi hệ thống cơ điện. Chất lượng của sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến độ bền và an toàn cho toàn bộ hệ thống điện, mà còn quyết định đến thời gian sử dụng và hiệu quả vận hành của các công trình.

(Xây dựng) – Sở hữu khả năng chống mài mòn cao gấp 3 – 5 lần so với bó vỉa bê tông thông thường, bó vỉa chống trượt giả đá giúp gia tăng tuổi thọ công trình, giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì, sửa chữa. Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng và mẫu mã đa dạng, bó vỉa giả đá ngày càng được ưa chuộng.

(Xây dựng) – Sắt thép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Malaysia với 307 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.

(Xây dựng) – Ngày 15/7, UBND tỉnh Ninh Bình có Văn bản số 410/UBND–VP3, về việc thống nhất các mỏ đất, cát phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình.

(Xây dựng) – Thời gian tới, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) cần chủ động đổi mới linh hoạt, áp dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn để giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm VLXD.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *