Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.
Phát biểu ý kiến mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh đổ bộ vào miền bắc gây hậu quả nghiêm trọng; tuy nhiên, hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lũ, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét. Hội nghị này nằm sơ bộ đánh giá tình hình công tác dự báo có sát, “đúng, trúng” kịp thời không? Với dự báo như vậy, công tác tuyên truyền, vận động người dân, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cho nhân dân biết thực hiện “4 tại chỗ” như thế nào? Công tác ứng phó ở cả ở Trung ương và địa phương như thế nào? Hậu quả để lại như thế nào?
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể? Rút ra bài học gì trong phòng chống thiên tai, bão lũ, trong đó cả công tác ứng trực, sẵn sàng phản ứng trong điều kiện nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, thường xuyên có bão? Về lâu dài thì như thế nào, phải tiến hành những biện pháp gì có tính chất lâu dài, chiến lược như đê điều, chống sụt lún, hay vấn đề nhân dân ở miền núi thường sống ở địa hình phức tạp hay bị sạt lở, lũ ống, lũ quét. Điều này đặt ra liệu có dự báo để sơ tán nhân dân không? Hậu quả bão gây ra mất điện làm ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất công nghệ cao; hệ lụy nữa là sóng viễn thông bị ảnh hưởng. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các nhà mạng liên kết chia sẻ kết nối mạng viễn thông để bảo đảm sóng viễn thông phục vụ công tác chỉ huy, khắc phục hậu quả thiên tai. Qua đây cần đánh giá công tác điều phối lực lượng, phản ứng như thế nào? Đây là những bài học kinh nghiệm rất quan trọng.
Thủ tướng yêu cầu cần rà soát ngay, có hỗ trợ cho các địa phương, các gia đình có người thiệt mạng…, là những vấn đề cần phải làm ngay. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, mất mát nhà cửa, người thân. Do đó, Hội nghị phải bàn với tinh thần khẩn trương, sau đó báo cáo Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tiếp tục triển khai ngay các công việc phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hội nghị này đánh giá lại công tác phòng chống lụt bão, đánh giá hậu quả và giải pháp khắc phục, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó những vấn đề sạt lở, sụt lún có thể diễn ra trong những ngày tới. Thủ tướng mong các cơ quan chức năng, địa phương chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.
* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thiệt hại bước đầu (cập nhật đến 7 giờ sáng 8/9): do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được. Trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu như sau:
Về người: 9 người chết (Hòa Bình 4, Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 05, Hà Nội 10); 25 tàu xi-măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng. Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ la liệt trên các tuyến đường tại các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội…
Về nông nghiệp: 121.500ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345ha; Hải Phòng: 6.750ha; Hải Dương 11.200ha; Bắc Ninh: 11.009ha; Hà Nội: 6.218ha; Nam Định: 2.800ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418ha, Hà Nội: 6.218ha, Bắc Ninh: 8.977ha,…); 5.027ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000ha; Thái Bình: 1.385ha, Hưng Yên 1.818ha,…); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh). Vào khoảng 0 giờ 5 phút sáng 8/9, tại Xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình đã xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 người bị thương.
Về những công việc triển khai tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: hiện nay, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần trên khu vực phía Tây Bắc Bộ, song hoàn lưu của bão còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 9/9 cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi đến 350mm.
Để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, đồng thời triển khai ứng phó với mưa lớn sau bão, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tiền phương, trong đó: Đối với vùng đồng bằng, ven biển, do vẫn còn sóng to, gió lớn nên tiếp tục duy trì nghiêm lệnh cấm biển; kiên quyết không để người dân quay trở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi chưa đảm bảo an toàn. Triển khai tất cả các biện pháp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các tầu thuyền bị đứt neo trôi dạt và người còn mất tích trên biển; tổ chức thăm hỏi, động viên và thực hiện các chính sách đối với các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thương; tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả do bão gây ra; bảo đảm cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; ưu tiên nguồn lực được hỗ trợ sửa chữa trường học, bệnh viện; hỗ trợ, dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp để đưa học sinh trở lại lớp học; dọn dẹp, xử lý môi trường đảm bảo ngăn chặn để không phát sinh dịch bệnh sau bão.
Tập trung vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thủy lợi để tiêu ủng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão. Tập trung vận hành tiêu úng cho các khu vực đô thị, khu công nghiệp và vùng trũng thấp. Tập trung khắc phục ngay sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,… để sớm cung cấp điện phục vụ tiêu úng và sinh hoạt của người dân.
Đối với khu vực miền núi phía bắc: triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngẩm, trân, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông; kiểm tra, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân chủ động nắm bắt, động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; duy trì lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, từ ngày 8 đến 9/9, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía bắc, với lượng mưa trung bình 24 giờ có thể lên tới 100-150mm, có nơi có thể trên 200mm. Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý:
Các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3; nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội; nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và các đơn vị dự báo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến mưa, lũ tại các khu vực nêu trên và cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời cho các cơ quan phòng chống thiên tai của Trung ương và các địa phương để có biện pháp chỉ đạo, điều hành, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Theo Thanh Giang – Ảnh: Trần Hải/Nhandan.vn
Link gốc: https://nhandan.vn/nhanh-chong-ho-tro-cac-dia-phuong-nguoi-dan-khac-phuc-hau-qua-con-bao-so-3-post829267.html
Hôm nay 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.
22h ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương.
(Xây dựng) – Tình hình kinh tế – xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 của nước ta tiếp tục đà phục hồi, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, góp phần củng cố nền tảng để chúng đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra cho năm 2024.
(Xây dựng) – Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại Bộ Chỉ huy tiền phương đặt tại Hải Phòng.
Sáng 7/9, sau khi kiểm tra công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp tại Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo tình hình ứng phó với bão số 3 tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.
Thủ tướng yêu cầu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng để trong năm nay và năm 2025 có mức tăng trưởng cao hơn, bù lại cho 3 năm đầu nhiệm kỳ tăng trưởng chậm vì ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.
(Xây dựng) – Ngày 6/9, Bộ Xây dựng tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập sửa đổi Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về xây dựng (Nghị định 16/2022/NĐ-CP). Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Trưởng Ban soạn thảo chủ trì cuộc họp.
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ dự Phiên họp tập trung đánh giá trên tinh thần “không tô hồng, không bôi đen; tạo khí thế phấn khởi, củng cố niềm tin của nhân dân doanh nghiệp, nhà đầu tư.”
(Xây dựng) – Đêm 6/9, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 6/9/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thủ tướng đề nghị Việt Nam-Hàn Quốc triển khai hiệu quả các biện pháp nhằm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025 và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load