(Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp nghiên cứu gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nguồn từ phát hành trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương uỷ thác.
Chiều 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Theo báo cáo tổng kết, trong 10 năm đã có 238.338 tỷ đồng được huy động, đưa tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến nay đạt 373.010 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với trước khi thực hiện chỉ thị, bình quân tăng trưởng nguồn vốn hằng năm đạt 10,8%.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước là phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; với tinh thần “tất cả cùng phát triển”, “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Theo Thủ tướng Chính phủ, với những kết quả đạt được sau hơn một thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng” và là một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Song, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý và đảm bảo tính bền vững. Nguồn vốn ủy thác tại một số tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm và cho vay nhà ở xã hội. Trong đó, công tác phát triển nhà xã hội được Thủ tướng nhấn mạnh là một trong 6 định hướng lớn trong thời gian tới.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định, nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững; chủ động báo cáo, tham mưu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng cân đối, cấp đủ vốn điều lệ, cấp bù lãi suất, phí quản lý và vốn thực hiện chính sách tín dụng mới được ban hành, đảm bảo nguồn vốn hoạt động được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nghiên cứu kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp nhận nguồn vốn ODA và mở rộng các hình thức huy động vốn… nhằm tăng cường nguồn lực để thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay các chương trình tín dụng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng, tài chính, lao động, tiền lương… nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển thành tổ chức có khả năng tự chủ, phát triển ổn định, lâu dài, bền vững, đủ năng lực để thực hiện ngày một hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội.
Các địa phương cần tiếp tục quan tâm, cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội…
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu, xây dựng gói tín dụng mới trị giá 30.000 tỷ đồng (cho vay mua, thuê, thuê mua, xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở để thực hiện chính sách xã hội) giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Trong đó, 15.000 tỷ đồng lấy từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, còn lại từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, kết quả giải ngân gói 120.000 tỷ đồng sau hơn 1 năm triển khai vẫn rất thấp. Gói này mới giải ngân được hơn 1%, tức khoảng 1.234 tỷ đồng. Trong số này khoảng 1.202 tỷ cho chủ đầu tư tại 12 dự án, còn lại là người mua nhà. Bên cạnh đó, ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, hiện có thêm các ngân hàng TPBank, VPBank tham gia gói này, với số tiền 5.000 tỷ đồng mỗi ngân hàng.
Trước đó, Bộ Xây dựng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói vay ưu đãi mới cho người mua nhà xã hội với lãi vay thấp hơn 3-5% lãi suất vay thương mại, kỳ hạn vay 10-15 năm. Mức lãi đề xuất này mềm hơn gói tín dụng ưu đãi đang thực hiện (thấp hơn 1,5-3% lãi vay thương mại). Gói ưu đãi này sẽ tạo thêm động lực cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay tiền mua nhà.
Tiến Hào
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – Mới đây, Cục Thuế Cần Thơ có Văn bản số 3359 gửi đến Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ đề nghị phối hợp ngăn chặn tẩu tán tài sản để thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế đối với Công ty Ngân Thuận tại dự án Khu dân cư (KDC) Ngân Thuận. Đại diện Truyền thông KITA Group cho biết: Nhóm tài sản bị ngăn chặn của Công ty Ngân Thuận không liên quan đến 2.455 sản phẩm bất động sản mà KITA Invest đã trúng đấu giá từ năm 2019 tại dự án này.
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, như tại Thanh Oai cao gấp 7-8 lần, Hoài Đức cao nhất gấp 18 lần.
(Xây dựng) – Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) đã và đang xuống cấp nặng nề, khiến người dân nơm nớp lo sợ. Tuy nhiên, mặt bằng giá cho thuê và mua vẫn khá cao.
(Xây dựng) – Đối tượng hộ gia đình không còn được cấp sổ đỏ hộ gia đình, trừ 01 trường hợp theo Điều 4 Luật Đất đai 2024.
(Xây dựng) – Thời gian tới, việc xử lý khu đất của Công ty Cổ phần Đá Mài Hải Dương như thế nào để vừa thực hiện tốt một chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương vừa bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp là điều dư luận Hải Dương quan tâm.
Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu “ký túc xá”, hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.
(Xây dựng) – Du lịch phục hồi mạnh mẽ cùng với các bộ luật mới chính thức có hiệu lực đang là lực đẩy để bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2024.
(Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
(Xây dựng) – Mục đích của việc đấu giá 10 khu đất nhằm thực hiện Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
(Xây dựng) – UBND tỉnh vừa họp nghe Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tiến độ, kết quả tham mưu ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai 2024 và văn bản hướng dẫn thi hành.
(Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số 11990/UBND-CN, gia hạn thời gian thực hiện đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị phía Đông đại lộ Bắc Nam thành phố Thanh Hóa.
(Xây dựng) – Theo công cụ lịch sử giá của nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn, mức trúng đấu giá của 19 thửa đất khu LK03 và LK03 xã Tiền Yên, Hoài Đức cao gấp 2 – 3 lần khoảng giá phổ biến.
(Xây dựng) – Tính từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Thanh Hóa có 7 địa phương có số mặt bằng quy hoạch đã đấu giá với số tiền thu trúng đấu giá quyền sử dụng đất đạt trên 50% kế hoạch, gồm các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Bá Thước và thị xã Nghi Sơn.
Một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết cơ quan này đã ghi nhận tình trạng một số lô đất được trả giá cao vọt lên gấp nhiều lần trong các phiên đấu giá đất vừa qua.
(Xây dựng) – Tỉnh Bắc Ninh vừa điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2024, theo đó, tỉnh sẽ tập trung tăng cường giám sát thị trường bất động sản, đồng thời giảm bớt áp lực thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục.
(Xây dựng) – Tỉnh Thanh Hóa đang cùng các đơn vị liên quan rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, quản lý, vận hành các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load