Ba Đồn (Quảng Bình): Bãi tập kết cát hoạt động trái phép

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Hàng trăm hộ dân ven bờ sông Chu sống thấp thỏm vì sạt lở

(Xây dựng) – Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương, UBND huyện Nam Sách chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đê điều.

Chiều 28/8, Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Nam Sách do ông Mạc Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND xã Thanh Quang, huyện Nam Sách và các chủ bến, bãi trên địa bàn xã.

Thời gian qua, những chủ bến, bãi ở xã Thanh Quang đã không chấp hành tốt yêu cầu dừng hoạt động, tháo dỡ công trình xây dựng, thanh thải nguyên, vật liệu tập kết trên bãi trong mùa mưa lũ theo yêu cầu của UBND tỉnh Hải Dương.

Vì vậy, trong buổi làm việc, ông Mạc Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách yêu cầu các chủ bến bãi còn tồn tại vi phạm phải tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng vi phạm, giải tỏa toàn bộ vật liệu xây dựng tập kết trên bãi trong mùa lũ, trả lại hiện trạng ban đầu xong trước ngày 31/8/2024. Các chủ bến, bãi phải cam kết hoạt động theo đúng nội dung giấy phép được cấp, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực đê điều và các quy định khác của pháp luật trong hoạt động bến, bãi.

Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành cũng yêu cầu UBND xã Thanh Quang thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát các tổ chức, cá nhân tháo dỡ công trình, giải tỏa vật liệu xây dựng tập kết trên bãi trong mùa mưa lũ vi phạm quy định của pháp luật, trả lại hiện trạng ban đầu theo đúng thời hạn của Đoàn kiểm tra liên ngành đã yêu cầu; kiên quyết xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành theo nội dung yêu cầu cơ quan chuyên môn.

Ông Mạc Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cho biết: Trên địa bàn huyện Nam Sách, hiện có 27 tổ chức, cá nhân hoạt động bến, bãi, trong đó mới chỉ có 7 tổ chức, hộ kinh doanh cá thể có đầy đủ thủ tục pháp lý, đã được UBND tỉnh Hải Dương cấp phép hoạt động. Các tổ chức, cá nhân còn lại chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý, thậm chí có những tổ chức, cá nhân còn chưa được UBND tỉnh Hải Dương, UBND huyện Nam Sách có quyết định chủ trương đầu tư, chưa được cho thuê đất.

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 29/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý hoạt động bến, bãi ven sông, kênh trục nội đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, ngay từ đầu mùa mưa bão, UBND huyện Nam Sách chỉ đạo Đài Phát thanh huyện và Đài Truyền thanh các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức tới người dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến đê điều, nhất là trong lĩnh vực lập bến, bãi tập kết, kinh doanh nguyên, nhiên, vật liệu tại bãi sông trên địa bàn huyện tự giác chấp hành không vi phạm các quy định của pháp luật.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định của pháp luật trong lĩnh vực đê điều, bến, bãi, UBND huyện Nam Sách cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về hoạt động đê điều, bến, bãi.

Tính từ đầu mùa mưa bão 2024 đến nay, UBND huyện Nam Sách đã ban hành 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đầu tư và đê điều. Đã thanh lý hợp đồng giao khoán và quản lý quỹ đất đối với bến, bãi không phù hợp quy hoạch ở xã Nam Tân, vận động chủ bến, bãi tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn yêu cầu chủ bến, bãi tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm của 11 bến, bãi với tổng diện tích công trình đã tháo dỡ khoảng 1.1689m2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách phối hợp các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp quyết liệt như đóng khe phai Đê La, xã Hiệp Cát và khe phai Cổ Pháp, xã Cộng Hòa để ngăn chặn hoạt động trái phép của các bến, bãi.

Yêu cầu UBND các xã ven đê lập barie chốt chặn tại đầu dốc lên đê của các bến, bãi. Yêu cầu các bến, bãi có phép phải dừng hoạt động trong mùa mưa lũ và hoạt động theo đúng giấy phép đã được cấp…

Ông Hồ Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách cho biết: Ngoại trừ một vài chủ bến, bãi ở xã Thanh Quang hoạt động lén lút, hầu hết các chủ bến, bãi trên địa bàn huyện đều chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương, UBND huyện Nam Sách trong lĩnh vực đê điều trong mùa mưa lũ.

“Thời gian tới, UBND huyện yêu cầu các cơ quan chuyên môn, UBND xã có bến, bãi tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 36-NQ/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch 266/KH-UBND của UBND tỉnh Hải Dương cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bến, bãi đến từng tổ chức, cá nhân có hoạt động bến, bãi trên địa bàn huyện. Thông báo đến từng tổ chức, cá nhân có hoạt động bến, bãi các nội dung, lộ trình phải thực hiện; vận động tự giải tỏa công trình vi phạm, tự dừng, chấm dứt hoạt động và giải tỏa bến, bãi và triển khai thực hiện dừng, chấm dứt hoạt động và giải tỏa bến bãi đối với từng loại hình bến, bãi theo đúng lộ trình.

Đồng thời, cơ quan chuyên môn của huyện phải đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động bến, bãi hoàn thiện thủ tục pháp lý theo quy định. Kiên quyết giải tỏa các công trình xây dựng vi phạm tại các bến, bãi và các bến, bãi không tự giác lập hồ sơ xin cấp phép xong trước ngày 31/12/2024 theo đúng kế hoạch của UBND tỉnh”, ông Hồ Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách khẳng định.

Vị Thủy

Theo

(Xây dựng) – Dù không có trong quy hoạch, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng một bãi tập kết cát lớn vẫn ngang nhiên hoạt động tại thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

(Xây dựng) – Do ảnh hưởng của mưa lũ và kết cấu đất cát pha, nhiều diện tích đất khu vực bờ sông Chu đoạn qua xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng trăm hộ dân sống cạnh bờ sông không khỏi thấp thỏm, lo lắng.

(Xây dựng) – Nhìn hình ảnh phố chợ, đường phố, sinh hoạt của người dân Sóc Trăng thời Pháp thuộc so với hình ảnh hôm nay đã quá nhiều đổi thay. Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh (4/1992 – 4/2024), diện mạo tỉnh Sóc Trăng đã nhiều khởi sắc. Tại Lễ kỷ niệm 30 năm tái thành lập tỉnh Sóc Trăng, ông Trần Văn Lâu – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Nhìn lại chặng đường phát triển sau 3 thập niên tái lập, mới thấy tỉnh Sóc Trăng phát triển vượt bậc từ nhiều khó khăn. Thời điểm mới tái lập, Sóc Trăng là một tỉnh nghèo của vùng ĐBSCL, thu ngân sách hàng năm chỉ khoảng 45 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 1,3 triệu đ/năm. Nền kinh tế thuần nông, chủ yếu là sản xuất một vụ lúa với 2/3 diện tích bị nhiễm phèn và xâm nhập mặn, tổng sản lượng lúa chỉ khoảng 800.000 tấn. Các ngành kinh tế khác chiếm tỷ trọng rất thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội rất yếu kém. Toàn tỉnh có trên 2/3 số phòng học là tre lá và học 3 ca/ngày, đặc biệt là thiếu hụt trầm trọng lực lượng giáo viên và đội ngũ y – bác sĩ.

(Xây dựng) – Từ những tiềm năng to lớn kết hợp với việc xây dựng quy hoạch bài bản, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng và phát huy hiệu quả lợi thế phát triển cảng biển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ.

(Xây dựng) – Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (TP Huế) có tổng mức đầu tư hơn 2.281 tỷ đồng vừa hợp long xong vòm thép nhịp chính thượng, hạ lưu. Công trình dự kiến thông xe kỹ thuật cuối năm 2024 và khánh thành vào tháng 3/2025, để chào mừng kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng tỉnh TT – Huế.

(Xây dựng) – Dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Quảng Trị sẽ tạo ra trục giao thông kết nối liên vùng. Cùng với hệ thống QL1, đường cao tốc Bắc Nam, đường ven biển sẽ là hệ thống giao thông liên tỉnh, tạo liên kết vùng, phát triển kinh tế biển.

(Xây dựng) – Xác định xây dựng cơ bản, đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là một trong những bước đột phá để phát triển kinh tế – xã hội, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hạ tầng giao thông.

(Xây dựng) – Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, ưu tiên nguồn lực cho đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống giao thông, tạo sự kết nối liên vùng, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

(Xây dựng) – Với tinh thần, trách nhiệm cao của chủ đầu, tiến độ các dự án trọng điểm tại Thái Nguyên được duy trì đảm bảo kế hoạch đề ra, phấn đấu về đích cuối năm nay. Các công trinh này dần hình thành, tạo điểm nhấn cho đô thị.

Trong tháng 9/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định mới của Chính phủ về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị; Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *