Ngôi nhà hình dáng độc lạ của gia đình Lâm Đồng, ai đi qua cũng tò mò

Thuê mảnh đất 800m2 giá 10 triệu/tháng, cô gái làm nhà vườn ‘chữa lành’ ở Sa Pa

(Xây dựng) – Sau gần 1 năm thi công, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8C đoạn từ Thiên Cầm – Quốc lộ 1 và đoạn từ Quốc lộ 8 đến đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Hà Tĩnh đang gặp trở ngại lớn do công tác mặt bằng chưa được bàn giao hết. Ngoài ra, trên tuyến hệ thống đường điện trung hạ thế, đường ống dẫn nước vẫn chưa được di dời.

Theo đó, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 8C có tổng chiều dài 27,7km, bao gồm 2 đoạn. Đoạn 1 dài 11km từ thị trấn Thiên Cầm đến Quốc lộ 1 tại thị trấn Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên) và đoạn 2 dài 16,7km từ nút giao với Quốc lộ 8 tại xã Sơn Long đến nút giao với đường Hồ Chí Minh tại xã Sơn Trung (huyện Hương Sơn) do Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.076 tỷ đồng, được trích từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (846 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh Hà Tĩnh (230 tỷ đồng). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư hơn 343 tỷ đồng với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 57,94ha. Dự án được triển khai từ tháng 10/2023, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2025.

Tuy nhiên, tiến độ thi công dự án đang bị ảnh hưởng bởi hàng trăm hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Ngoài ra, trên tuyến còn vướng hệ thống đường điện trung thế, hạ thế; hệ thống đường ống nước sạch, việc thi công của các đơn vị hết sức khó khăn.

Ghi nhận tại công trường, tại vị trí Km0 giao với tuyến Quốc lộ 15B (thị trấn Thiên Cầm) đến Km4 do Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Biển Đông thi công. Thời điểm này, trên công địa, nhà thầu bố trí nhiều mũi, máy móc thi công để kịp hoàn thiện phần đắp nền đường tại các vị trí mở rộng mặt đường trước mùa mưa.

Ông Nguyễn Viết Ngọc, Chỉ huy trưởng Công ty Biển Đông cho biết: Hiện tại, chúng tôi đang thi công hệ thống mương thoát nước, rãnh dọc, thi công nền đường mở rộng… Đến nay, sản lượng đạt khoảng 30%.

Theo ông Ngọc, mặt bằng còn vướng nhiều, tại nhiều vị trí trên tuyến đơn vị phải thi công theo hình thức có mặt bằng ở đâu thì bố trí máy móc, nhân công thi công đến đó. Ngoài ra, thời điểm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do có nhiều dự án trọng điểm đang triển khai nên lượng đất đắp để phục vụ cho dự án rất khan hiếm. Dự kiến, ngoài những vị trí vướng còn để lại, đơn vị cố gắng trong năm nay sẽ thảm mặt đường, thi công xong hệ thống cầu, rãnh thoát nước trong năm 2024.

Còn tại đoạn Km 10+300 đến Km 11+00 do Công ty Cổ phần 484 thi công, Kỹ sư Nguyễn Tiến Hậu, cán bộ phụ trách thi công của Công ty Cổ phần 484 cho biết: “Nếu thời gian tới, chủ đầu tư, địa phương không bố trí được mặt bằng cho đơn vị để thi công thì buộc chúng tôi phải làm văn bản xin rút không tham gia nữa. Máy móc, công nhân nằm chờ thời gian dài không có việc để làm rất tốn kém chi phí”.

Từ ngày khởi công dự án, Công ty Cổ phần 484 đã huy động máy móc, nhân công đến công trường. Tuy nhiên, đoạn đơn vị thi công khó khăn do vướng nhà dân, đường ống dẫn nước, hệ thống điện lưới nên sản lượng chưa được như kỳ vọng.

Ông Lương Tiến Thành, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh cho biết, các nhà thầu đã sản xuất cơ bản xong cấu kiện đúc sẵn (rãnh thoát nước dọc, cống ngang); đắp đất K95, K98 được 14.000/94.483m3 (đạt 14,8%); lắp đặt rãnh dọc được 12.000/17.000m (đạt 71%); lắp đặt 23/42 cống ngang (đạt 55%); thi công cơ bản xong cầu Đụn, cầu Gon…

Dự án đang gặp trở ngại lớn do công tác mặt bằng chưa được bàn giao hết. Ngoài ra, trên tuyến hệ thống đường điện trung hạ thế, đường ống dẫn nước vẫn chưa được di dời.

“Chúng tôi đang phối hợp với địa phương để sớm bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Các khó khăn, vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được UBND huyện Cẩm Xuyên báo cáo, đề xuất, kiến nghị tới các Sở, ngành có liên quan để xem xét, chỉ đạo giải quyết”, ông Thành thông tin thêm.

Theo lãnh đạo UBND huyện Cẩm Xuyên, huyện đã hoàn thành kiểm kê 100% đối với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Huyện cũng đang giao UBND các xã, thị trấn tập trung xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, sử dụng tài sản để có cơ sở áp giá, phê duyệt, chi trả kinh phí bồi thường cho các hộ dân; soát xét các loại giấy tờ, hồ sơ để lập thủ tục bồi thường đối với các công trình thiết yếu, hạ tầng kỹ thuật như: Đường điện, đường nước, đường cáp viễn thông… theo đúng quy định của Nhà nước.

Trần Minh

Theo

Anh Hoàn thiết kế một khối nhà dọc “mọc” trên mái khối nhà ngang, vừa tạo nên kiến trúc độc đáo cho tổ ấm của gia đình ở Lâm Đồng, vừa giúp tăng sự riêng tư và có tầm nhìn bao quát thung lũng.

Không gian nhà vườn đơn sơ, mộc mạc nhưng thiết kế đẹp mắt, nằm ẩn mình giữa những thửa ruộng bậc thang xanh mướt ở Sa Pa là nơi Thùy Giang thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, tận hưởng sự bình yên “có tiền cũng khó mua”.

Tính từ 3 giờ ngày 24/8 đến 3 giờ ngày 25/8, khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa từ 90-195,6mm.

(Xây dựng) – Với 4 đô thị trọng điểm hướng tới loại III vào năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đang khẳng định vị thế mới trong quy hoạch đô thị quốc gia cùng sự bứt phá mạnh mẽ, sẵn sàng cho một tương lai phát triển bền vững.

(Xây dựng) – Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển đô thị, tỉnh Hà Nam đã và đang nỗ lực, tập trung mọi giải pháp, nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng xanh, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh Hà Nam cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển đô thị năm 2025 đạt trên 50%, năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2050 đạt trên 70%.

(Xây dựng) – Trải qua 30 năm, các cựu học viên thuộc Khóa 26, Sĩ quan Biên phòng (SQBP), trường Đại học Biên phòng (nay là Học viện Biên phòng) công tác trải khắp các địa bàn biên giới, bờ biển, hải đảo, ở nhiều cơ quan, đơn vị, nhà trường trong lực lượng BĐBP, trong và ngoài Quân đội, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng BĐBP. Nhiều đồng chí đang giữ các chức vụ quan trọng trong và ngoài Quân đội, đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng BĐBP Anh hùng nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng nói chung.

(Xây dựng) – Do ảnh hưởng của mưa lớn, đất đồi ngậm no nước nên rất dễ xảy ra sạt lở trên các cung đường thuộc huyện miền núi Thanh Hóa. Cơ quan chức năng đã căng dây, cắm biển cảnh báo cho người dân, các phương tiện lưu thông qua được biết, đảm bảo an toàn giao thông.

Với đam mê cây cối, cựu cán bộ ngân hàng ở Quảng Nam đã sáng tạo ra cách tạo tác bonsai ngược. Ông trồng hàng trăm cây bonsai ngược trên sân thượng, phủ xanh căn nhà 2 mặt tiền.

Tai nạn xảy ra trong khi thi công cống thoát nước công trình khiến một người bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu và người còn lại đang được tìm kiếm.

(Xây dựng) – Ngày 23/8, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị công bố vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Theo đó, 12.500ha khu vực bảo tồn được giữ nguyên có mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình, bảo tồn loài, sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực di trú của các loài chim nước.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *