(Xây dựng) – Mặc dù chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho thuê đất, cấp Giấy phép xây dựng nhưng nhiều tháng qua, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phú Hưng Hà Tĩnh vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng nhiều hạng mục công trình trên diện tích đất chưa được bàn giao tại xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 17/01/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 241/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy gạch tuynel Ngọc Sơn tại xã Ngọc Sơn, huyện huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phú Hưng Hà Tĩnh.
Đến ngày 12/8/2022, UBND tỉnh có Văn bản chỉ đạo số 4406/UBND-KT yêu cầu Công ty dừng thi công tại khu vực ảnh hưởng đến đường dây 500kV. Ngày 15/8/2023, UBND tỉnh có Văn bản số 4319/UBND-NL về việc chấp thuận cho Công ty được thực hiện chuyển nhượng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp tại xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà.
Trên cơ sở đó, ngày 2/2/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 10/QĐ-UBND về việc: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Nhà máy gạch tuynel Ngọc Sơn tại xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Theo đó, diện tích xây dựng được điều chỉnh thực hiện dự án khoảng 115,279m2. Tổng số vốn đầu tư khoảng 209,073 tỷ đồng. Hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào hoạt động trong tháng 10/2024.
Theo quy định của pháp luật, đối với dự án Nhà máy gạch tuynel Ngọc Sơn, thuộc trường hợp phải có Giấy phép xây dựng của cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép thì mới được tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, thời gian qua, mặc dù chưa có Giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phú Hưng Hà Tĩnh vẫn ngang nhiên thực hiện xây dựng nhiều hạng mục công trình nhà máy mà chính quyền cơ sở không có bất cứ động thái nào để ngăn chặn?!
Sau khi nhận được thông tin phản ánh, ngày 15/7/2024, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã tiến hành kiểm tra thực địa, tại đây, chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng nhà xưởng sản xuất trên diện tích đất chưa được cho thuê.
Liên hệ với chính quyền địa phương thì một cán bộ cho biết: “Nhà máy gạch tuynel Ngọc Sơn có vi phạm, xã đã kiểm tra, lập biên bản. Vấn đề này phải có ý kiến của Chủ tịch mới được phép cung cấp hồ sơ cho báo chí”.
Xác nhận với chúng tôi, phía huyện Thạch Hà cho biết: “Chúng tôi đã nắm được sai phạm, hiện đang hoàn thiện hồ sơ, tổng hợp các lỗi vi phạm để báo cáo UBND tỉnh xử phạt. Huyện không đủ thẩm quyền để xử phạt đối với hành vi vi phạm nói trên”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phú Hưng Hà Tĩnh đang hoàn thiện hồ sơ để được cho thuê đất nên việc Công ty xây dựng công trình nhà xưởng trên phần đất chưa được cho thuê là trái quy định pháp luật.
Thủy Linh – Trần Minh
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – Năm 2011, UBND thành phố Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ, dự án giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Cadif làm chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư cam kết với người dân bị thu hồi đất sẽ bán lại đất nền với giá ưu đãi. Người dân chờ “dài cổ”, đến khi chính quyền địa phương đề nghị chủ đầu tư thực hiện cam kết thì thực hiện cũng như không.
(Xây dựng) – Hàng chục hộ dân thôn Hòa Trung, xã Ea Bông, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) đang ngày đêm bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối từ một hộ dân xây dựng chuồng chăn nuôi heo trong khu dân cư. Điều đáng nói chính quyền địa phương đang lúng túng trong việc xử lý đối với hộ gia đình này khiến người dân ngày càng bức xúc.
(Xây dựng) – Sau 3 tuần phóng viên Báo điện tử Xây dựng trực tiếp đăng ký làm việc về đơn phản ánh của người dân có đất bị thu hồi để giao cho Công ty Cổ phần Hạ tầng Western Pacific (Công ty Pacific) thực hiện dự án, UBND huyện Yên Phong và UBND xã Tam Giang vẫn chưa có bất ký phản hồi nào.
(Xây dựng) – Dư luận cho rằng, nếu không xử lý dứt điểm vụ căn biệt thự “đẹp nhất” tỉnh Cà Mau, địa phương sẽ tạo ra tiền lệ trong xử lý pháp luật. Dư luận nghi vấn, nếu đối tượng vi phạm không phải doanh nghiệp, chủ căn biệt thự mà là người dân lao động bình thường với căn nhà cấp 4 thì được giải quyết như thế không?
(Xây dựng) – Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được thông tin phản ánh, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Hưng HD (Công ty Phú Hưng HD) có dấu hiệu gian lận năng lực tài chính, trúng 2 gói thầu tại các xã Thúc Kháng và Bình Xuyên của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
(Xây dựng) – Dự án đầu tư Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC Khánh Hòa) đã tận thu nguồn đất của mỏ đá Hòn Cậu để tiến hành san lấp đất nền cho dự án.
(Xây dựng) – Bằng nhiều thủ đoạn gian dối khác nhau, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) liên tiếp trúng 9 gói thầu tại Hà Tĩnh, gây thất thoát ngân sách Nhà nước ước tính hàng chục tỷ đồng.
(Xây dựng) – Dù đã trả tiền đến 70% giá trị hợp đồng, nhưng hiện một số lô đất mà người dân đã mua của Công ty Cổ phần Địa ốc An Huy thuộc dự án Khu đô thị An Huy, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang hiện vẫn là cánh đồng hoang hóa, cỏ dại mọc đầy. Chậm nộp tiền thì bị phạt, trong khi chủ đầu tư chậm bàn giao đất cho người dân cả mấy năm nay lại không tính đến quyền lợi của khách hàng.
(Xây dựng) – Không được quy hoạch bãi trữ, thế nhưng một bãi cát với khối lượng “khủng” vẫn ngang nhiên được tập kết tại khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) nhiều tháng qua. Điều đáng nói, bãi tập kết này nằm trên trục đường chính, dễ dàng quan sát nhưng chính quyền địa phương lại không hề hay biết.
(Xây dựng) – Từ thửa đất có diện tích hơn 9.100m2 thuộc loại đất sản xuất kinh doanh, cơ quan chức năng huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã chuyển thành 8 lô đất ở với diện tích hơn 4.200m2 không đúng quy định. UBND huyện Thăng Bình ra quyết định thu hồi khiến người dân bức xúc.
(Xây dựng) – 9 gói thầu trị giá hơn 92,718 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện tại Hà Tĩnh được xác định có nhiều sai phạm về chấp hành pháp luật trong quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị.
(Xây dựng) – Gần 6 tháng từ ngày có Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm về trật tự xây dựng tại công trình số 31 ngách 72/73/92 phố Hoàng Ngân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), đến nay công trình này vẫn chưa thực hiện xong việc cưỡng chế. Vi phạm kéo dài chưa được xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của công trình liền kề, khiến người dân không khỏi bức xúc gửi đơn đến các cơ quan chức năng cho rằng, UBND phường Nhân Chính đang chậm trễ trong việc xử lý sai phạm.
(Xây dựng) – Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kêu cứu của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL (gọi tắt là Công ty) kèm theo một số tài liệu trong đó có văn bản thông báo, về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm do UBND thành phố Đà Lạt ban hành, kèm theo kế hoạch cưỡng chế với tổng kinh phí là 32 tỷ 265 triệu đồng. Vì sao lại có thông báo này?
(Xây dựng) – Lấy lý do sửa chữa nhà ở đã xuống cấp, hộ gia đình bà Đặng Thị Thọ (thôn Lý Nhân, xã Yên Phong, huyện Yên Định, Thanh Hóa) đã ngang nhiên xây dựng mới một căn nhà kiên cố, bề thế trên khu đất dịch vụ do xã quản lý.
(Xây dựng) – Ngang nhiên xây dựng công trình vi phạm hành lang thoát lũ sông Đáy; sửa chữa, cải tạo các biệt thự, nhà liền kề phá vỡ quy hoạch đồng bộ khu đô thị Vân Canh đã được phê duyệt…Đó là những vi phạm đang tồn tại ở xã Đông La và Vân Canh (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội). Điều đáng nói, những vi phạm này ngang nhiên diễn ra trước sự “bất lực” của chính quyền địa phương, khiến dư luận không khỏi bức xúc, hoài nghi về việc xử lý thiếu quyết liệt hay bao che của các cơ quan chức năng huyện Hoài Đức?
(Xây dựng) – Sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng về việc nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cà phê… vi phạm xây dựng dọc sông Sài Gòn, ngày 18/7, UBND thành phố Thuận An cho biết, thành phố đã lên kế hoạch, thời gian cụ thể cưỡng chế 6 trường hợp. Trong số này đã có 2 trường hợp tự tháo dỡ công trình vi phạm.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load