Hoàng Mai (Hà Nội): Người dân xuống đường dọn dẹp “tàn tích” sau siêu bão Yagi

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại Sơn La, Điện Biên

(Xây dựng) – Ngày 7/9, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ký Công văn số 2960/UBND-KTN về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Công văn nêu rõ: Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, hồi 07 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Quảng Ninh – Thái Bình khoảng 150km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, từ sáng ngày 07/9 có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; từ ngày 07 đến ngày 09/9 có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa từ 200 – 300mm, có nơi trên 400mm.

Thực hiện Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 06/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão, UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện thị xã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 88/CĐ-TTg.

Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 06/9/2024 về việc ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

Khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài đường nếu không có việc thật sự cần thiết; Trường hợp có việc phải ra ngoài cần lưu ý các biển cảnh báo nguy cơ rơi, đổ nguy hiểm an toàn tính mạng.

Sở Xây dựng tiếp tục rà soát các cây xanh có nguy cơ đổ gãy, biển quảng cáo, các điểm nguy cơ úng ngập khu vực nội thành để xử lý đảm bảo an toàn, phòng, chống úng ngập.

Sở Công Thương tiếp tục rà soát, bổ sung phương án, kế hoạch cung ứng đủ hàng hóa, đảm bảo bình ổn giá trước, trong và sau bão.

Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài đường.

UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, chủ động phương án để phòng, tránh nguy cơ lũ quét, sạt lở đất xảy ra trong, sau mưa, bão, lũ. Chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, liên tục theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cơ quan Thường trực phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo dõi, đôn đốc cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, xử lý những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Tuệ Minh

Theo

(Xây dựng) – Theo thống kê sơ bộ, tại Hà Nội, bão Yagi đã làm 1 người chết, 11 người bị thương. Ngay sau khi bão đi qua, người dân tại Hoàng Mai (Hà Nội) đã xuống đường phối hợp cùng lực lượng chức năng dọn dẹp “tàn tích”, giải tỏa các tuyến đường bị ách tắc do cây đổ.

(Xây dựng) – Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.

(Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

(Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

(Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

(Xây dựng) – Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

(Xây dựng) – Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *