Trùng tu di tích – kinh nghiệm từ nước Pháp

Công viên vườn quốc gia Khao Yai: Thiên đường bình yên của xứ sở Chùa Vàng

Mới đây, các nhà khoa học ở Đức đã xác định được một loại nấm có khả năng phân hủy nhựa tổng hợp, mở ra một “vũ khí” tiềm năng mới trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa toàn cầu.

Theo báo Anh Independent, một nhóm nghiên cứu tại Viện Sinh thái nước ngọt và Thủy sản nội địa Leibniz ở Berlin đã phát hiện ra một số loại nấm vi mô có thể sống sót chỉ nhờ nhựa và chúng có khả năng phân hủy nhựa tổng thợp thành các dạng đơn giản hơn.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy nấm vi mô ở Hồ Stechlin phía Đông Bắc nước Đức có thể tăngtrưởng và phát triển mạnh trên các polyme tổng hợp mà không cần bất kỳ nguồn cacbon nào khác.

Hans-Peter Grossart, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất trong công trình của chúng tôi là loại nấm chúng tôi tìm thấy có thể phát triển độc lập trên một số polyme tổng hợp và thậm chí tạo thành sinh khối (một loại vật liệu sinh học)”.

Khả năng dùng nhựa làm nguồn thức ăn duy nhất này cho phép nấm Stechlin phân hủy nhựa hiệu quả hơn so với các sinh vật khác có thể cần thêm chất dinh dưỡng hoặc nguồn cacbon khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết khả năng phân hủy nhựa của nấm Stechlin có thể đã tiến hóa để phản ứng với sự hiện diện quá mức của vật liệu tổng hợp trong môi trường xung quanh.

Những loại nấm này đặc biệt hiệu quả trong việc phân hủy polyurethane, một loại nhựa phổ biến được sử dụng trong bọt xây dựng, cùng với các sản phẩm khác. Bốn trong số 18 chủng nấm được nhóm nghiên cứu Viện Leibniz có thể “ăn” nhựa một cách hiệu quả, đặc biệt là polyurethane.

Tuy nhiên, đối với polyethylene – thường được sử dụng trong túi nhựa, và vi nhựa từ sự mài mòn của lốp xe, quá trình phân huỷ nhựa của những loại nấm này kém hiệu quả hơn vì những sản phẩm đó chứa đầy các chất phụ gia kim loại nặng.

Liệu nấm giải quyết được cuộc khủng hoảng nhựa?

Mặc dù đây là một bước đột phá đầy hứa hẹn, đặc biệt là khi nói đến công tác giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương, các chuyên gia cảnh báo đây không phải là giải pháp hoàn hảo.

Các chuyên gia chỉ ra cách hiệu quả nhất để giải quyết ô nhiễm nhựa là giảm lượng vật liệu thải ra môi trường.

Hoạt động của enzyme nấm, chịu trách nhiệm phân hủy nhựa, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ và lượng chất dinh dưỡng có sẵn. Điều này khiến chúng phù hợp hơn với các môi trường được kiểm soát như nhà máy xử lý nước thải thay vì môi trường tự nhiên.

Chúng có thể đặc biệt hữu ích ở những khu vực mà có sẵn các phương pháp tái chế truyền thống kém hiệu quả.

Nhà nghiên cứu Grossart thừa nhận những hạn chế trên, lưu ý mặc dù những loại nấm này có thể được sử dụng trong các cơ sở quản lý chất thải, nhưng chúng không phải là giải pháp toàn diện cho vấn đề rác thải nhựa đang gia tăng.

“Chắc chắn một điều là chúng ta nên cố gắng thải càng ít nhựa ra môi trường càng tốt. Nhựa được tạo thành từ carbon hóa thạch và nếu nấm phân hủy nó, thì cũng chẳng khác gì chúng ta đốt dầu hoặc khí và thải CO2 vào khí quyển”, nhà khoa học Grossart chỉ ra.

Các sinh vật phân hủy nhựa đã là chủ đề được khoa học quan tâm trong nhiều năm nay. Cho đến nay, người ta đã phát hiện ra hơn 400 loài nấm và vi khuẩn có khả năng phân hủy nhựa.

Một nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Vườn thực vật Hoàng gia Kew (London, Anh) được công bố trên Tạp chí Journal of Hazardous Materials hồi năm ngoái đã xác định được 184 chủng nấm và 55 chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy polycaprolactone, một loại nhựa sinh học được sử dụng trong sản xuất polyurethane.

Một ví dụ nổi tiếng khác về vi khuẩn ăn nhựa là Ideonella sakaiensis, được phát hiện tại Nhật Bản vào năm 2016, có thể tiêu hóa polyethylene terephthalate – thường được sử dụng trong chai nhựa.

Ngoài các sinh vật ăn nhựa, các nhà khoa học đã tìm cách phát triển “nhựa tự tiêu” bằng cách kết hợp bào tử vi khuẩn ăn nhựa vào polyurethane.

Mặc dù những sinh vật này mang lại hy vọng, nhưng ứng dụng của chúng vẫn bị hạn chế bởi các điều kiện cần thiết để chúng phát triển và tốc độ phân hủy nhựa chậm của chúng.

Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC đầu năm nay, Giáo sư Steve Fletcher, giám đốc Viện Nhựa Cách mạng thuộc Đại học Portsmouth (Anh), cho rằng cách hiệu quả nhất để giải quyết ô nhiễm là thống nhất cắt giảm sản xuất nhựa và phải ràng buộc về mặt pháp lý quy trình trên toàn cầu.

“Cần phải cẩn thận với các giải pháp tiềm năng như thế này, vì điều này có thể tạo ra ấn tượng rằng chúng ta nên bớt lo lắng về ô nhiễm nhựa vì bất kỳ loại nhựa nào rò rỉ ra môi trường đều sẽ nhanh chóng phân hủy an toàn. Tuy nhiên, đối với phần lớn các loại nhựa, điều này không đúng”, ông Steve cho biết.

Ứng dụng của các sinh vật ăn nhựa vẫn còn ở giai đoạn đầu, với phần lớn nghiên cứu vẫn tập trung vào việc tìm hiểu cách thức các quy trình này hoạt động và làm thế nào để mở rộng quy mô ứng dụng.

Theo trang thống kê Statista của Đức, sản lượng nhựa toàn cầu đã tăng vọt từ 1,7 triệu tấn vào năm 1950 lên 400 triệu tấn vào năm 2022. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, bất chấp mọi nỗ lực, chỉ có 9% rác thải nhựa được tái chế trên toàn thế giới.

Theo Bảo Hà (Independent)/Báo Tin tức

Theo thống kê, nước Pháp có hơn 45.600 cơ sở di tích, di sản, trong đó phần lớn là các nhà thờ, thánh đường và lâu đài cổ. Để huy động nguồn vốn cho các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích, bên cạnh phần đóng góp đáng kể của ngân sách địa phương, chính quyền Paris còn huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp, hội đoàn, cùng sự đóng góp của người dân và khách du lịch.

Quốc vụ viện Trung Quốc phê duyệt các lò phản ứng hạt nhân mới tại những địa điểm ở các tỉnh Giang Tô, Sơn Đông, Quảng Đông, Chiết Giang và Quảng Tây nhằm hỗ trợ mục tiêu cắt giảm khí thải.

Khi xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao, số lượng sở hữu ô tô ngày càng tăng, không gian đỗ xe trở thành vấn đề nan giải tại nhiều đô thị trên thế giới.

Malaysia đặt mục tiêu thu hút 300 tỷ ringgit (gần 70 tỷ USD) đầu tư xanh vào năm 2030 nhằm đạt cam kết về việc đưa phát thải ròng về 0.

Nhờ tiềm năng về cơ hội đầu tư và chất lượng giáo dục tại Malaysia, giới nhà giàu Trung Quốc đang đổ xô mua bất động sản hạng sang tại quốc gia này.

Ngày 17/8, một vụ hỏa hoạn lớn đã bùng phát ngay tại trung tâm văn hóa lịch sử Somerset House, một trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất ở thủ đô London, Anh. Giới chức nước này đã huy động khoảng 100 lính cứu hỏa và 15 xe chữa cháy đến để ứng phó với vụ hỏa hoạn.

8 người đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong vụ sập đền thờ Hồi giáo này nằm ở Cocody (trung tâm thủ đô Abidjan), nơi 3 tòa nhà khác cũng đã bị sập trong những tháng gần đây.

(Xây dựng) – Công viên vườn quốc gia Khao Yai, Thái Lan gây ấn tượng với du khách không chỉ bởi thời tiết trong lành, mát mẻ mà còn có quy mô sự rộng lớn bởi rừng và đồng cỏ cùng những hình thức trải nghiệm du lịch đa dạng, phong phú.

(Xây dựng) – Tân Cương (Trung Quốc) sắp xây dựng dự án hầm xuyên núi băng dài 16km, xuyên qua lớp băng dày 2,4km để kết nối giao thông giữa các khu vực.

(Xây dựng) – Vấn đề nhà ở giá phải chăng là một bài toán khó đối với nhiều quốc gia trên thế giới, cả tại các thị trường phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối với các khu vực lân cận đang là động lực lớn để cải thiện nút thắt về quỹ đất, chi phí đầu tư, từ đó góp phần giải quyết vấn đề khả năng chi trả của người dân với bất động sản.

Siêu băng chuyền kết nối Tokyo và Osaka (Nhật Bản), vận chuyển hàng hoá 24 giờ, tương đương với hoạt động của 25.000 xe tải mỗi ngày.

“Mọi người không thể tìm được nhà. Chúng rất tốn kém. Dân số thì đang già đi, vì vậy ngày càng ít người làm các công việc như thợ điện, thợ sửa ống nước hoặc thợ xây…”

Dự án đầu tư lớn để xây dựng một tòa nhà với thiết kế tinh xảo được coi là màn “đánh cược” của Magnom Properties rằng thủ đô mới của Ai Cập sẽ trở thành điểm hút khách quốc tế.

Ít nhất 8 người thiệt mạng và 22 người bị thương sau vụ nổ khí gas trong nhà ở thị trấn Petare, thuộc bang Miranda, phía Đông thủ đô Caracas.

(Xây dựng) – Trung Quốc và Nga đã công bố kế hoạch hợp tác xây dựng một căn cứ nghiên cứu tự động tại cực Nam Mặt trăng. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2035, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành Xây dựng và khám phá vũ trụ.

Sáng 12/8 (giờ Moskva), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Lễ khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô Moskva trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945).

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *