(Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 356/TB-VPCP ngày 30/7/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Thông báo nêu rõ, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu là chính sách rất quan trọng để huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đáp ứng mong mỏi của người dân, doanh nghiệp, góp phần giảm áp lực đầu tư phát triển nguồn điện cho nhà nước, nhất là việc phát triển điện năng lượng tái tạo có hệ thống lưu trữ là cơ sở quan trọng để sớm điều chỉnh cơ cấu các nguồn điện, giảm nguồn điện sử dụng năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính theo các cam kết tại COP26. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định này, bảo đảm chất lượng, tính khả thi, phù hợp khi Nghị định được ban hành đi vào thực tiễn, hiệu quả, tuyệt đối không để sơ hở, trục lợi chính sách, tạo cơ chế xin-cho, đề nghị Bộ Công Thương:
Hoàn thiện khái niệm “tự sản, tự tiêu” đối với điện mặt trời mái nhà, trong đó bổ sung tỷ lệ bán lượng điện dư để làm rõ hơn nội hàm điện mặt trời tự sản, tự tiêu, lượng điện sản xuất được tiêu thụ 90% tổng công suất và được bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất; Nghiên cứu, căn cứ cơ sở thực tiễn của nguồn điện, cơ cấu các nguồn điện theo đặc thù của từng vùng miền để có chính sách khuyến khích, huy động điện mặt trời đối với từng khu vực, vùng miền phù hợp, theo đó nghiên cứu, tính toán các cơ sở hợp lý, khoa học để quy định tỷ lệ bán điện dư lên lưới theo hướng khu vực miền Bắc được bán lên lưới lượng điện dư là 20% tổng công suất; khu vực miền Trung và miền Nam được bán lên lưới lượng điện dư là 10% tổng công suất. Xác định cơ cấu công suất điện áp mái mặt trời khu vực phía Bắc cần ưu tiên cao hơn các khu vực khác (do tỷ lệ khu vực phía Bắc huy động còn thấp, phụ tải cao có thể huy động cao hơn).
Đồng thời, Bộ Công Thương cần làm rõ quy định về điện đấu nối lên lưới điện quốc gia và điện không đấu nối: Đối với điện mặt trời mái nhà không đấu nối lên hệ thống điện quốc gia sẽ không giới hạn công suất, đồng thời phải đơn giản tối đa thủ tục đăng ký, thời gian giải quyết đối với hình thức này. Đối với điện đấu nối lên hệ thống điện quốc gia cân nhắc để người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ đầu tư hệ thống pin mặt trời để sử dụng được áp dụng bình đẳng như nhau trong Nghị định này.
Về giá điện: Bộ Công Thương nghiên cứu thêm giải pháp lượng điện dư phát lên lưới mà EVN mua thì có thể xem xét được bù trừ khi người dân mua điện của EVN hoặc giá điện dư thì EVN có thể mua theo giá thị trường tại thời điểm giá điện thấp nhất được chào trên thị trường điện. Tại Nghị định quy định nguyên tắc về giá điện, giá cụ thể sẽ do Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo đúng quy định của Luật Điện lực.
Về quy trình, thủ tục: Bộ Công Thương chủ trì, làm việc ngay với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan rà soát các thủ tục hành chính theo pháp luật liên quan, nghiên cứu cắt giảm tối đa các quy trình, thủ tục đối với các công trình hiện hữu; tham chiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn khi lắp đặt các công trình điện, trong đó có điện mặt trời mái nhà.
Về chính sách ưu đãi: Bộ Công Thương nghiên cứu bổ sung thêm các chính sách ưu đãi đối với trường hợp đầu tư điện mặt trời mái nhà để sử dụng có lắp đặt hệ thống lưu trữ điện năng thì có tính chất như nguồn điện nền nên không giới hạn, có thể mua 100% công suất điện dư và có phương án hỗ trợ về giá, thuế, lãi suất, chi phí lắp đặt…
Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Thành viên Chính phủ về tỷ lệ điện bán lên lưới điện quốc gia: quy định khu vực miền Bắc được bán lên lưới lượng điện dư là 20% tổng công suất; Khu vực miền Trung và miền Nam được bán lên lưới lượng điện dư là 10% tổng công suất; Quy định việc tính toán, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để tăng thêm quy mô công suất nguồn điện mặt trời mái nhà khi đáp ứng được yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, chi phí giá thành và an toàn hệ thống; Quy định đơn giản, cắt giảm tối đa các quy trình, thủ tục đối với các công trình hiện hữu.
Nghị Quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có đề cập đến việc xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Thực hiện các chủ trương của Đảng, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó có giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, nghiên cứu việc giao các Tập đoàn kinh tế nhà nước (PVN, EVN) hoặc Bộ Quốc phòng triển khai các dự án thí điểm.
Các đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ như: PVN cho biết đang triển khai nghiên cứu thực hiện dự án điện gió ngoài khơi và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên trên biển (trong đó có đánh giá tiềm năng năng lượng gió và các loại năng lượng tái tạo khác trên biển); EVN cũng sẵn sàng thực hiện việc nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.
Do đó, đề nghị Bộ Công Thương khẩn trương phối hợp chặt chẽ với PVN, EVN thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 42/TB-VPCP ngày 5 tháng 2 năm 2024, Thông báo số 117/TB-VPCP ngày 25 tháng 3 năm 2021, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có đối tượng, phạm vi là các dự án thí điểm cụ thể, rõ ràng; các nội dung cần phải thực hiện từ khảo sát, chủ trương đầu tư đến thực hiện, hoàn thành đưa dự án vào vận hành khai thác, cơ quan thực hiện, thời gian hoàn thành; các nội dung vướng mắc do chưa có quy định của pháp luật, do pháp luật chưa rõ hoặc chồng chéo, đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết để thực hiện thí điểm.
Đồng thời soát kỹ các quy định pháp luật hiện hành (Luật Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đo đạc và bản đồ, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Biển Việt Nam…), các vướng mắc đối với Đề án nêu trên, trên cơ sở đó tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Khánh Diệp
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế vừa ban hành Công điện số 05 về việc triển khai thực hiện Luật Đất đai số 31/2024/QH15 và Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Núi Thành xem xét giải quyết đề nghị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam liên quan đến vướng mắc trong khi thực hiện thủ tục mở rộng mỏ đá granitogneis ở xã Tam Nghĩa.
(Xây dựng) – Viện Kinh tế và Hợp đồng xây dựng là tổ chức khoa học và công nghệ, được chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số C-20/2024/ĐK-KHCN do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội cấp ngày 09/05/2024. Viện hoạt động với phương châm “Vì sự phát triển của ngành Xây dựng”.
(Xây dựng) – Ngày 1/8, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 7 của Thành phố để đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Hải Phòng đã và đang khẳng định sự quyết tâm, ý chí, bản lĩnh, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, các điểm nghẽn để hiện thực hóa Nghị quyết 45, tạo nên hình ảnh một Hải Phòng xanh, văn minh, hiện đại…
(Xây dựng) – Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 98/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
(Xây dựng) – Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về phí, lệ phí của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp báo giá được chào trọn gói cung cấp, lắp đặt, bảo hành… thì chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình không được tính trùng lắp các chi phí này.
(Xây dựng) – Theo báo cáo, chỉ số sản xuất toàn ngành Công nghiệp Hà Tĩnh tháng 7/2024 tăng 4,18% so với tháng trước và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
(Xây dựng) – Chi cục Thuế khu vực Biên Hoà Vĩnh Cửu (Cục Thuế tỉnh Đồng Nai) vừa có nhiều thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh 13 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đang nợ thuế.
(Xây dựng) – Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 734/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(Xây dựng) – Nhằm tập trung nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Bộ Giao thông vận tải đã họp về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, 2025 và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chủ trì.
(Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp thời một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu thầu trên địa bàn.
(Xây dựng) – Tỉnh Bắc Giang yêu cầu Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang – chủ đầu tư Dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang sớm thực hiện việc ký quỹ và triển khai dự án. Trong trường hợp doanh nghiệp không triển khai thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề xuất UBND tỉnh xem xét chấm dứt dự án.
(Xây dựng) – Trong xu hướng chung của thế giới về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, Việt Nam cần thêm các khu công nghiệp chuyên sâu để đón dòng vốn đầu tư xanh.
(Xây dựng) – Xác định ngành công nghiệp ô tô là ngành quan trọng đóng góp vào kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp để tăng tỷ lệ nội địa hóa trong thời gian tới.
(Xây dựng) – Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP) và mẫu Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load