Lập Hội đồng thẩm định Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đà Nẵng cùng cả nước theo kịp, tiến cùng, vươn lên

Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước;… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 8/2024.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 11/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống ngập sâu, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân…

Triển khai công tác đặc xá năm 2024 bảo đảm đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực, sai sót

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 76/CĐ-TTg ngày 7/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2024.

Công điện yêu cầu Bộ Công an làm tốt chức năng tham mưu, thường trực cho Hội đồng tư vấn đặc xá; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc xét đề nghị đặc xá cho phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Hội đồng tư vấn đặc xá xem xét.

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, quán triệt, bảo đảm công tác đặc xá thực hiện thống nhất, an toàn, công khai, minh bạch, theo quy trình chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng điều kiện quy định pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót.

Tăng cường công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử – văn hoá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 77/CĐ-TTg ngày 8/8/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử – văn hóa trên phạm vi toàn quốc.

Công điện yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi, phục vụ lợi ích cá nhân…

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 3 luật về đất đai, nhà ở, bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhằm tạo động lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc ban hành văn bản quy định chi tiết theo thẩm quyền được quy định trong Luật và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật ở các địa phương.

Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường…

Tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 23/8/2024 về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.

Nhằm tạo đột phá trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển nhanh, mạnh mẽ của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu thành lập các đơn vị chuyên môn chuyên biệt (trường, khoa, bộ môn…) để ưu tiên tập trung đào tạo và nghiên cứu về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học rà soát, đổi mới chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên các chuyên ngành trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…; tăng cường ứng dụng công nghệ nhất là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học; đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, nhất là các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Thủ tướng chỉ thị về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 8/8/2024 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 với mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 nhằm thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển phục vụ cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm 2026 – 2030.

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, phấn đấu khởi công tất cả các công trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý đã được cấp có thẩm quyền giao, phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án.

Rà soát, hoàn thiện chính sách dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vững

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 15/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới, trong đó yêu cầu Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân số; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số, trọng tâm là các giải pháp để duy trì mức sinh thay thế bền vững trên phạm vi cả nước phù hợp giữa các vùng, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số…

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Tại Nghị quyết 122/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục triệt để cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội, trong đó thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ. – Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi

Chính phủ ban hành Nghị định 106/2024/NĐ-CP ngày 1/8/2024 quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nâng cao hiệu quả chăn nuôi bao gồm: hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn; hỗ trợ mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao; hỗ trợ mua gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ và khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi.

Theo Nghị định này, tổ chức, cá nhân được hỗ trợ không quá 50% giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 05 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 100 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

Đồng thời, hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 07 triệu đồng/công trình (chăn nuôi nông hộ); 300 triệu đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 01 tỷ đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở

Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở (sau đây gọi là nhà, đất) giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác với mục đích: a) Cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất); b) Tạm quản lý trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật.

Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Nghị định nêu rõ, từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 1/9/2024) đến hết ngày 30/11/2024: Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Từ ngày 01/12/2024 trở đi: Mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 phê duyệt Đề án “Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”; trong đó, sẽ thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn; cảng hàng không, sân bay; thực hiện một số nội dung trong kiểm kê đất đai chuyên đề khu vực đất sạt lở, bồi đắp và kiểm kê chuyên đề đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường…

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2030 đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, có môi trường sống lành mạnh, có khả năng chống chịu, thích ứng nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và giảm phát thải…

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030”.

Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước…

Theo Baochinhphu.vn

(Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 30/8/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Chủ tịch Hội đồng.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương khẩn trương và tập trung hỗ trợ thành phố Đà Nẵng trong việc chi tiết hóa, cụ thể hóa các công việc, nhiệm vụ cần triển khai trong cả ngắn, trung và dài hạn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải có đột phá, chuyển đổi mạnh mẽ phương thức phục vụ nhân dân từ “bị động” sang “chủ động” dựa trên dữ liệu.

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự Hội nghị tập trung thảo luận, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được trong Chuyển đổi Số Quốc gia nói chung, đặc biệt về triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Chương trình “Lời Người để lại” là hành trình cảm xúc, đưa người xem trở về những thời khắc năm 1965 lịch sử, khi Bác Hồ kính yêu bắt đầu những dòng đầu tiên của tài liệu “tuyệt đối bí mật.”

(Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các Bộ, ngành, 63 địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp… về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (dự thảo Nghị định), ngày 28/8, tại Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh về dự thảo Báo cáo chính trị, Đại hội lần thứ XIV của Đảng sẽ là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước và dân tộc ta.

(Xây dựng) – Ngày 30/8, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh. Với tổng quy mô lên tới 90ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, Tổ hợp được dự báo sẽ là “kỳ quan mới” của Thủ đô, khởi phát nền kinh tế “Expo” sôi động, sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.

Vòng hoa của Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.”

TTXVN trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao và lãnh đạo chủ chốt của Bộ Ngoại giao.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *