Thái Bình: Nhà đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Hưng Nhân cam kết bàn giao mặt bằng chậm nhất vào đầu tháng 11/2024

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2024 với thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”

Các địa phương như Bến Tre, Thái Nguyên, Sóc Trăng đang gấp rút rà soát, kiểm tra, tháo gỡ các điểm nghẽn nhằm thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn.

Nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư công thấp tại các địa phương trên cả nước chủ yếu do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, việc thu hồi đất khó khăn, phức tạp, trình tự thủ tục về đất đai, đánh giá tác động môi trường, thủ tục đầu tư dự án…

Do vậy, các địa phương đang gấp rút rà soát, kiểm tra, tháo gỡ các điểm nghẽn nhằm thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn.

Tỉnh Bến Tre đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch được giao trong năm 2024.

Cụ thể, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ đạo tổ công tác kiểm tra tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và khẩn trương rà soát, kiểm tra, giải quyết, tháo gỡ các điểm nghẽn về tiến độ và giải ngân các dự án của các chủ đầu tư, nhằm đẩy nhanh việc triển khai và giải ngân dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương quán triệt, coi giải ngân đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm; bám sát kế hoạch, mục tiêu giải ngân chi tiết từng dự án để tập trung chỉ đạo; chủ động, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao làm chủ đầu tư khẩn trương rà soát tổng thể các vướng mắc trong việc giải ngân vốn, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch được giao.

Đơn vị nào không hoàn thành kế hoạch vốn mà không kịp thời báo cáo sẽ chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre Dương Văn Phúc cho biết tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý năm 2024 là hơn 4.764 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Kho Bạc tỉnh, tính đến ngày 8/8/2024, giải ngân các nguồn vốn đầu tư công theo kế hoạch đạt hơn 2.008 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 42,15% so với kế hoạch.

Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến tháng 8/2024, ước lũy kế thanh toán vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt trên 3.400 tỷ đồng, đạt khoảng 56% kế hoạch vốn của Thủ tướng Chính phủ giao.

Đáng lưu ý, trong số 38 đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, có 18 đơn vị giải ngân dưới mức trung bình chung của cả tỉnh gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban Nhân dân thành phố Sông Công, Ủy ban Nhân dân thành phố Phổ Yên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây ựng thành phố Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo…

Trong thanh toán đối với các dự án đầu tư công, qua rà soát 100 dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia do cấp tỉnh quản lý đã được giao kế hoạch vốn, tỷ lệ giải ngân mới đạt khoảng 26% kế hoạch, trong đó dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước 31/12/2023 đã được phê duyệt quyết toán giải ngân đạt 52% kế hoạch, dự án chuyển tiếp hoàn thành trong và sau 2024 giải ngân đạt tỷ lệ 26% kế hoạch, dự án khởi công mới năm 2024 tỷ lệ giải ngân mới đạt 7% kế hoạch.

Theo ông Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong các tháng cuối năm 2024, tỉnh Thái Nguyên quyết liệt triển khai các chỉ đạo của Trung ương về đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng theo hướng chủ động, linh hoạt, công khai, minh bạch, đúng quy định.

Tỉnh đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác mỏ làm vật liệu thông thường phục vụ thi công các công trình, dự án, thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có khổi lượng được nghiệm thu theo quy định, không để dồn vốn vào cuối năm, yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư cho các dự án khởi công mới, đảm bảo đủ điều kiện phân bổ chi tiết vốn kế hoạch cho dự án.

Tỉnh cũng tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các chương trình, dự án đầu tư cụ thể, kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án giải ngân chậm, không có nhu cầu vốn sang các dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu bố trí thêm vốn..

Đối với tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cũng vừa ký Công văn số 2572/UBND-XD về việc tổ chức thực hiện một số nội dung sau buổi kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề nghị sớm phát động thi đua 15 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc và phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, ông Lâm Văn Mẫn cùng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức cuộc kiểm tra tiến độ dự án thành phần 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn I và dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây.

Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo tỉnh ghi nhận tại công trường các nhà thầu thi công đã phấn đấu, nỗ lực rất lớn để khắc phục các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi công.

Mặc dù, các dự án chưa đạt kết quả theo kế hoạch nhưng các đơn vị đã chủ động đề ra các giải pháp triển khai thi công bù tiến độ trong thời gian sắp tới.

Để phát huy thành tích đạt được, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, tiến tới hoàn thành mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Ban Quản lý Dự án 2 khẩn trương phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan, sớm tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua cao điểm “15 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án thành phần 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn 1″ chào mừng Lễ Quốc khánh năm 2024.

Đối với dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây, ông Trần Văn Lâu đề nghị các đơn vị, nhà thầu thi công tiếp tục, nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo nhằm bảo đảm cơ bản thông tuyến toàn dự án chậm nhất vào ngày 31/12/2024; đồng thời, đề nghị Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Trường Lộc khẩn trương tập kết máy móc thiết bị thi công, nhân công, vật tư để đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục cầu Cổ Cò, bảo đảm thông xe và hoàn thành đưa vào sử dụng kịp theo tiến độ chung của toàn dự án.

Trong chuyến cùng đoàn đôn đốc thi công tại các công trình trọng điểm của tỉnh trước đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề nghị các nhà thầu thi công lập lại tiến độ thi công chi tiết, khẩn trương tập kết nhân sự, thiết bị, vật tư ngay khi có cát đắp nền (dự kiến trong giữa tháng 8 này) để đẩy nhanh tiến độ, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” bù tiến độ chậm trong thời gian vừa qua, bảo đảm tiến độ dự án.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, các đơn vị tham gia triển khai dự án cần đồng tâm hiệp lực với tinh thần “rủi ro chia sẻ, lợi ích hài hòa,” quyết tâm cao nhất, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để vượt qua mọi thách thức, đưa công trình về đích đúng kế hoạch đề ra.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề nghị, Công ty Điện lực Sóc Trăng phối hợp Ban Quản lý Dự án 2 rà soát, có phương án sớm di dời các đường dây điện trung, hạ thế; giao Ban Quản lý Dự án 2 đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung trên theo quy định và đạt yêu cầu đề ra.

Dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài 188,2km; trong đó, dự án thành phần 1 tại tỉnh An Giang có chiều dài 57,2km; dự án thành phần 2 tại thành phố Cần Thơ dài 37,2km; dự án thành phần 3 tại tỉnh Hậu Giang dài gần 37km và dự án thành phần 4 tại tỉnh Sóc Trăng dài 56,9km. Tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng; dự kiến toàn tuyến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2027.

Theo Công Trí-Hoàng Thảo Nguyên-Trung Hiếu (TTXVN/Vietnam+)

(Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Công ty TNHH Vanguard Millennium International – nhà đầu tư dự án nhà máy sản xuất Prime Technology tại Cụm công nghiệp Hưng Nhân, huyện Hưng Hà.

(Xây dựng) – Liên quan tới kiến nghị của liên danh 8 nhà thầu về tư cách hợp lệ tại một gói thầu “khủng” thuộc Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với hình thức lựa chọn nhà thầu không qua mạng, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu: “Việc hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu “không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia hệ thống” để đảm bảo tư cách hợp lệ như đối với đấu thầu qua mạng là không phù hợp”.

(Xây dựng) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Trong đó, dự thảo quy định rõ về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.

(Xây dựng) – Ngày 21/8, tại thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đến thăm, làm việc với Công ty Tư vấn đầu tư Zhong li, Công ty Kaiyi Auto và Tập đoàn BYD. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc của địa phương này.

(Xây dựng) – Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa có chỉ đạo về chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước.

(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 833/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; phân bổ vốn từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

(Xây dựng) – Trong phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Hải Dương tháng 8 (lần 7) tổ chức sáng 21/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đề nghị các Sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

(Xây dựng) – Sáng 22/8, Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng – Da Nang Innovatinon Startup Festival Surf 2024.

(Xây dựng) – Bà Nguyễn Chi Phương hỏi, công ty X có phát sinh bán hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì có được kê khai khấu trừ đối với thuế giá trị gia tăng đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa không chịu thuế hay không?

(Xây dựng) – Sau ba lần điều chỉnh, gia hạn thời gian triển khai thi công, dự án Nhà máy điện gió LIG – Hướng Hóa 1 vẫn không thể thực hiện do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.

(Xây dựng) – Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài vừa làm việc với Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) khi bắt đầu hoạt động theo mô hình mới và tìm giải pháp tháo gỡ các vấn đề còn vướng mắc.

(Xây dựng) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, thay thế Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.

(Xây dựng) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), trong đó quy định rõ tiêu chí phân loại các dự án đầu tư công.

Tính đến cuối tháng 7/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn FDI giải ngân đạt hơn 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong bảy tháng của giai đoạn 2020-2024.

(Xây dựng) – Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực kêu gọi đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là từ khu vực tư nhân, thông qua nhiều chính sách ưu đãi và cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về hệ thống HVAC và nguồn năng lượng cho các cơ sở xây mới sẽ tăng cao.

(Xây dựng) – Chiều 21/8, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 – 2030 với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *