(Xây dựng) – Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, trong đó có Luật Kế toán. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi các nhiệm vụ liên quan đến công tác kế toán
Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017, đã tiếp cận hơn các nguyên tắc, thông lệ chung về kế toán, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam; làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh khung pháp lý đầy đủ về kế toán theo hướng tiếp cận hơn các thông lệ quốc tế.
Đồng thời, Luật Kế toán đã hỗ trợ và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thực hiện công tác kế toán phù hợp, hiệu quả.
Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện, việc sửa một số quy định là cần thiết. Với việc đề xuất sửa đổi, bổ sung 2 nhóm chính sách lớn, Bộ Tài chính cho rằng, điều này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi các nhiệm vụ liên quan đến công tác kế toán.
Cụ thể, tại dự thảo 1 luật sửa 7 Luật do Bộ Tài chính soạn thảo, liên quan đến sửa Luật Kế toán, Bộ Tài chính đề xuất đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán của Bộ Tài chính, Bộ, ngành khác, Ngân hàng Nhà nước, UBND tỉnh.
Cụ thể, về trách nhiệm của Bộ Tài chính: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về kế toán, có các nhiệm vụ, quyền hạn về xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kế toán.
Ngoài ra, ban hành theo thẩm quyền Chuẩn mực về kế toán của Việt Nam, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán, Chế độ kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật khác về kế toán; hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán tại Việt Nam.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, như: Tổ chức thực hiện công tác kế toán cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về kế toán; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật kế toán đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng ban hành chế độ kế toán hoặc các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực về kế toán quy định trong Luật này.
UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý Nhà nước về kế toán tại địa phương như chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán cho các đơn vị kế toán tại địa phương theo quy định của pháp luật về kế toán; tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật kế toán và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán đối với các đơn vị kế toán tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực kế toán thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Về nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người làm kế toán trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán theo hướng người đứng đầu và người đại diện theo pháp luật của các đơn vị chịu trách nhiệm thực thi chính sách.
Theo Bộ Tài chính, việc quy định về trách nhiệm người đứng đầu giúp nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; hoàn thiện quy định của pháp luật và phù hợp với các luật khác để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý tài chính, tài sản công.
Đồng thời, tạo điều kiện để xử lý vi phạm khi người đứng đầu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, phòng chống tham nhũng lãng phí tại các đơn vị công.
Giúp người làm kế toán giảm bớt rủi ro nghề nghiệp
Đáng lưu ý, tại dự thảo Luật bổ sung quy định về việc người làm kế toán có ý kiến khác với cấp trên và đã bảo lưu ý kiến của mình thì không phải chịu trách nhiệm về các sai phạm khi chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Quy định này sẽ giúp cho người làm kế toán giảm bớt rủi ro nghề nghiệp, yên tâm công tác, mạnh dạn có ý kiến khi phát hiện chỉ đạo của cấp trên sai nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, từ đó góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay tại đơn vị.
Ngoài ra, tại dự thảo Luật Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Kế toán theo hướng: Đối tượng áp dụng Luật bao gồm Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức, cơ quan, đơn vị khác là đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước; Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Về trách nhiệm người đứng đầu, bổ sung trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức bộ máy kế toán.
Lý giải điều này, Bộ Tài chính cho biết, thời gian vừa qua, pháp luật đã có một số thay đổi liên quan đến tên gọi các đơn vị thuộc khu vực công nên một số thuật ngữ đã không còn phù hợp, như: “đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước”, “đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách Nhà nước”.
Ngoài ra quy định hiện nay chưa nêu rõ đến các đơn vị như: Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức, cơ quan, đơn vị khác là đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; đơn vị có các hoạt động huy động, đóng góp nguồn lực xã hội không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, cần sửa đổi để Luật Kế toán phù hợp với các quy định khác của pháp luật đối với đơn vị công.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 thì các tổ chức tín dụng được định nghĩa là tổ chức kinh tế nhưng Luật Kế toán mới chỉ có khái niệm doanh nghiệp mà chưa có đối tượng áp dụng là các tổ chức kinh tế. Vì vậy, cần bổ sung đối tượng áp dụng Luật là các tổ chức kinh tế để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.
Việc sửa đổi, bổ sung các nội dung nêu trên để đảm bảo Luật Kế toán có sự phù hợp và đồng bộ với các quy định khác của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng luật, đồng thời tránh được sự chồng chéo giữa các quy định của pháp luật.
Ngọc Linh
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 255/KH-UBND về việc thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn, kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2024.
(Xây dựng) – Ông Nguyễn Hoàng Tú (Bình Dương) hỏi, trường hợp thuê tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thì căn cứ văn bản hướng dẫn nào để xác định định mức chi phí thẩm định?
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng vừa làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Gốm sứ Hoa Liên (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) về việc khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án thung lũng gốm sứ tại Thái Bình.
(Xây dựng) – Theo thông tin từ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh Nguyễn Đình Xuân, trong 8 tháng đầu năm 2024, Bắc Ninh đã thu hút hơn 3,2 tỷ USD vốn đầu tư, dẫn đầu cả nước.
(Xây dựng) – Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương vừa ký ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh về “Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước”.
(Xây dựng) – Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công.
(Xây dựng) – Hiện nay, có một số đơn vị tại các địa phương được giao thực hiện một dự án sửa chữa hư hỏng cục bộ để bảo đảm an toàn giao thông. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng, theo quy định điểm m Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, đơn vị được giao có được chỉ định thầu gói thầu nêu trên không (do gói thầu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp nhưng lại có tính chất đầu tư, không phải gói thầu mua sắm)?
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 4363/QĐ-UBND ngày 21/8/2024 về việc tổ chức lại Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất vào Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng trực thuộc UBND thị xã Sơn Tây.
(Xây dựng) – Quảng Ninh phát triển nhanh các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tạo ra diện mạo mới về quy hoạch sử dụng đất. Ngành công nghiệp tập trung có cơ sở hạ tầng tốt để sản xuất kinh doanh, đã phát triển sản xuất đi đôi với tôn tạo cảnh quan môi trường.
(Xây dựng) – UBND tỉnh Hưng Yên vừa có văn bản yều cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, chủ đầu tư dự án do tỉnh quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, phạm vi quản lý chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công.
(Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(Xây dựng) – Để phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong triển khai, giải ngân vốn đầu tư công, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load