Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội cho ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Sau 4,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 36 để xem xét, cho ý kiến và quyết định 14 nội dung; đồng thời, tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Chiều 23/8, phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu đối với 2 dự án Luật: Luật Điện lực (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội cho ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình một kỳ họp với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Như vậy, tại Kỳ họp thứ 8 sẽ thông qua 13 dự án luật, trong đó có 2 dự án luật thông qua theo quy trình một kỳ họp là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; cho ý kiến 13 dự án luật khác, chưa kể các dự thảo nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia, các vấn đề quan trọng và một số dự án luật khác Chính phủ dự kiến đề nghị bổ sung.
Nhấn mạnh khối lượng công việc rất nặng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan liên quan tích cực, khẩn trương chuẩn bị đúng theo thời hạn của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, gửi tài liệu cho đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp 20 ngày.
Các cơ quan của Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Chính phủ một cách chặt chẽ, đồng bộ, tích cực, khẩn trương để các nội dung chuyển đến đại biểu Quốc hội sớm theo quy định.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành 1,5 ngày tiến hành chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023, liên quan tới 9 lĩnh vực.
Trên cơ sở nội dung phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành một Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp để làm cơ sở cho các cơ quan liên quan thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và quyết định thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”; xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7/2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương Báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,”
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các nội dung khác theo thẩm quyền, gồm phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là đô thị giai đoạn 2023-2025.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là việc làm hết sức quan trọng. Chủ trương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là có thể làm việc ngoài giờ để kịp thời thông qua các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng thuộc Bộ Quốc phòng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về quy định về lập dự toán quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đầu tư xây dựng.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự, chuẩn bị cho công việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trên cơ sở kết quả công tác nhân sự đã được các cơ quan thẩm quyền cho ý kiến, từng nội dung đã được các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành và kết luận cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan khẩn trương ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm căn cứ để các cơ quan triển khai thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội theo lĩnh vực được phân công chủ động phối hợp với các bộ, ngành hữu quan đôn đốc, theo dõi sát tiến độ; nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến để kịp thời báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi Chính phủ gửi hồ sơ, tài liệu.
Đối với các nội dung không bảo đảm tiến độ gửi tài liệu thẩm tra thì phải thông tin sớm đến Tổng Thư ký Quốc hội để bố trí thời gian phiên họp, tránh đề nghị điều chỉnh chương trình quá gấp, ảnh hưởng đến việc bố trí nội dung do các cơ quan khác phụ trách; tập trung cao độ chuẩn bị cho Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (diễn ra từ ngày 27-29/8 để thảo luận 12 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8).
Các cơ quan triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch công tác bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Theo Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)
Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/be-mac-phien-hop-thu-36-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-post972203.vnp
Kỳ họp bất thường lần thứ 8 sẽ diễn ra trong 1 ngày, bắt đầu từ 8 giờ Thứ hai ngày 26/8/2024 tại Nhà Quốc hội, để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng đề xuất giải pháp đột phá để đạt mục tiêu, chiến lược, phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển.
(Xây dựng) – Sáng 23/8, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ đối với chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, Quy hoạch phải thể hiện rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo…
Trải qua 6 tuần học tập, nội dung của chương trình học đã bao quát được những vấn đề căn cốt, trọng yếu, có tính chiến lược, cấp bách về xây dựng Đảng và Nhà nước.
Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, chỉ định ông Trần Hồng Thái – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2020-2025.
(Xây dựng) – Chiều 22/8, tại phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm tiêu chí phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính (ĐVHC) để thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025. Việc ban hành Nghị quyết dự kiến hỗ trợ kịp thời hơn 30 thị trấn, 08 phường và 01 thành phố đủ điều kiện thực hiện sắp xếp ĐVHC đô thị.
(Xây dựng) – Chiều 22/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024) do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức.
Tiếp nối thành công của chất vấn tại các Kỳ họp vừa qua, hoạt động “giám sát lại” lần đầu trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã thể hiện trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát.
(Xây dựng) – Ngày 22/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã trao tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Xây dựng” cho bà Irmina Perojo Bellido de Luna, Tham tán Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Cộng hoà Cuba tại Việt Nam.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load