An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản

Cà Mau: Những dự án có vốn đầu tư “khủng” nhưng tiến độ thi công… “rùa”

(Xây dựng) – Giải thích về việc Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” tại xã Long Châu, huyện Yên Phong bị phản ánh chậm tiến độ, Công ty Cổ phần Công viên Tâm Linh Bảo Lạc (Công ty Tâm Linh Bảo Lạc) – nhà đầu tư của dự án cho biết, “dự án chưa được bàn giaao đất”. Còn thông tin bán “chui” mộ phần, Công ty đang xem xét kỷ luật các phòng, ban, cá nhân liên quan, cố ý làm trái quy định của Công ty.

Dự án chưa được bàn giao đất

Theo Quyết định số 770/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công viên và Nghĩa trang cát táng tập trung tại xã Long Châu, huyện Yên Phong” và Quyết định số 168/QĐ-UBND (cấp lần đầu ngày 14/5/2021), chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư. Công ty Cổ phần Công viên Tâm Linh Bảo Lạc (Công ty Tâm Linh Bảo Lạc) được chấp thuận là nhà đầu tư triển khai thực hiện Dự án với tên gọi “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên”.

Quyết định nêu rõ, hoàn thiện thủ tục pháp lý trong năm 2021, giải phóng mặt bằng và hoàn tất thủ tục đất đai trong năm 2022, xây dựng và chuẩn bị vận hành từ cuối 2022 đến giữa 2024, dự kiến đi vào hoạt động từ quý II/2024. Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm. Mục tiêu của dự án là xây dựng khu nghĩa trang phục vụ nhu cầu cát táng, lưu tro, với công nghệ táng hiện đại và bán mộ phần.

Các Quyết định trên đều nhấn mạnh vấn đề: “Phải thực hiện đúng chủ trương khu nghĩa trang này chỉ phục vụ nhân dân huyện Yên Phong nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung (không phục vụ các tỉnh/thành khác).

Tuy nhiên, sau 03 năm kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện. Để tìm hiểu nguyên nhân chậm tiến độ của dự án, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo huyện Yên Phong và được Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Yên Phong cung cấp một số hồ sơ.

Theo hồ sơ cung cấp, Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” có diện tích khoảng 117ha, trong đó, khu nghĩa trang cát táng khoảng 25ha, khu công viên khoảng 92ha. Dự án đã được thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại Văn bản số 30/SXD-ĐT&HT ngày 09/5/2022 của Sở Xây dựng. Đã được nhà đầu tư phê duyệt dự án tại Quyết định số 1205/QĐ-CVTLBL ngày 12/5/2022.

Về thực hiện dự án văn bản cũng nêu rõ: “Đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư đã tổ chức thẩm tra xong thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định”. Về cấp phép xây dựng, dự án chưa thực hiện được do “chưa được bàn giao đất”.

Được biết, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại Văn bản số 30/TTg-NN ngày 09/02/2023. Hiện nay, Công ty Tâm Linh Bảo Lạc đã tiến hành thực hiện giải phóng mặt bằng được 12,2/25ha; phần diện tích còn lại chưa thực hiện giải phóng mặt bằng xong do chưa có trong kế hoạch sử dụng đất huyện Yên Phong.

Trả lời phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Đình Quân, đại diện nhà đầu tư cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, tổng vốn đầu tư mà nhà đầu tư đã thực hiện cho dự án là 42,46 tỷ đồng tương đương với 10,54% tổng vốn đầu tư. Nhà đầu tư cũng đã hoàn thành công tác nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (Giai đoạn 1) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nghĩa trang cát táng tập trung với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng; hoàn thành công tác ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo Thoả thuận đảm bảo thực hiện dự án số 729/KHĐT-KTĐN ngày 11/4/2024 với số tiền hơn 8,2 tỷ đồng.

Lý giải về việc dự án chậm triển khai, ông Nguyễn Đình Quân giải thích, ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đã tập trung nguồn lực để thực hiện các công tác đền bù giải phóng mặt bằng và đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành việc phê duyệt phương án, quyết định thu hồi đất và hoàn thành việc chi trả GPMB đợt 1.

Theo Quyết định số 102/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 23/3/2023 về kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt mới có 12,69/25ha. Ngày 21/6/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh mới ban hành Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Yên Phong, lúc này kế hoạch sử dụng đất làm dự án mới được bổ sung đủ 25ha.

Sau khi bổ sung đủ, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Yên Phong đang triển khai các thủ tục giải phóng mặt bằng theo quy định. Dự kiến hoàn thành việc chi trả trong quý IV/2024.

Ngoài việc phải đợi kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt bổ sung đủ 25ha, dự án được chấp thuận đúng giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện, công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn do một số hộ dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường đã được phê duyệt. Đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư “chưa được bàn giao đất”.

Hiện nhà đầu tư đang thực hiện các bước để xin gia hạn. Ngay sau khi được gia hạn chấp thuận chủ trương đầu tư và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư cam kết sẽ tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện để dự án sớm hoàn thành đưa vào vận hành khai thác sử dụng.

Bán “chui” mộ phần là do nhân viên tự ý thực hiện

Ngoài thông tin liên quan đến việc dự án chậm triển khai, “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” còn bị tố bán “chui” mộ phần cho người ngoại tỉnh, trái với chủ trương ban đầu của tỉnh. Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Quân cho biết: Công ty đã thực hiện rà soát lại toàn bộ quy trình triển khai các công tác nội nghiệp. Để xảy ra vấn đề trên là do nhân viên không nắm rõ quy trình, tự ý thực hiện. Công ty đã liên hệ với người dân để thực hiện hoàn trả tiền giữ chỗ, đồng thời xem xét kỷ luật với các phòng, ban, cá nhân liên quan cố ý làm trái quy định của Công ty. Đối với công tác truyền thông, bán hàng nhà đầu tư xin cam kết thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh dự án theo đúng quy định pháp luật.

Tại biên bản làm việc giữa các bên, đại diện của UBND xã Long Châu thông tin: “Chưa phát hiện, chưa nắm được nội dung có liên quan đến việc rao bán các sản phẩm của dự án tại địa phương”. Văn bản cũng nêu rõ, đối với UBND xã Long Châu phải thường xuyên kiểm tra việc rao bán, kinh doanh bất động sản trên địa bàn. Trong trường hợp phát hiện có sai phạm cần báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyên Khánh

Theo

(Xây dựng) – Hơn 10.000m2 đất ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương được ba hộ gia đình dùng để kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm, nhưng vẫn chưa có giấy phép hoạt động.

(Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng liên tiếp thông tin, dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh với vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng có nguy cơ thu hồi vốn do chậm giải ngân vốn đầu tư công. Dự án dự kiến cuối năm 2025 hoàn thành đưa vào sử dụng giúp người dân miền cuối đất thoát cảnh vùng trũng y tế nhưng đến nay tiến độ giải ngân chỉ đạt 5,25%. Đây là một trong nhiều dự án có vốn đầu tư “khủng” mà Ban Quản lý dự án công trình xây dựng (QLDA CTXD) tỉnh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ngoài dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nhiều dự án mà Ban QLDA CTXD tỉnh làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ.

(Xây dựng) – Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (địa chỉ tại số 8 Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu rút gọn cho những nhà thầu “quen mặt” thay vì đấu thầu mua sắm tập trung.

“Kể từ khi thụ lý vụ án từ ngày 17.10.2022 đến nay là hơn 22 tháng, TAND TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử. Việc Toà án chậm trễ đưa vụ án ra xét xử có dấu hiệu vi phạm Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nguyên đơn. Trong vụ án này, nguyên đơn đã phải theo đuổi công lý trong suốt 23 năm, kiệt quệ kinh tế, suy kiệt tinh thần, sức khoẻ”, luật sư Mai Lưu Phúc, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm.

(Xây dựng) – Thời gian gần đây, tuyến đường ĐT 756 (Minh Lập – Lộc Hiệp), đoạn qua địa bàn xã Thanh An (huyện Chơn Thành, Bình Phước) xuất hiện hiện tượng một đoạn đường dài bị nứt toác nghiêm trọng. Theo người dân ở đây, tình trạng này xuất hiện khá lâu nhưng chưa thấy chủ đầu tư, nhà thầu khắc phục sửa chữa xong.

(Xây dựng) – Nhà làm việc 3 tầng và một số hạng mục thuộc trụ sở Huyện ủy Bá Thước (Thanh Hóa) được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và hoàn thành vào năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau gần 5 năm sử dụng, khu vực này sẽ bị phá dỡ để xây mới.

(Xây dựng) – Dự án Nhà máy Kanglongda Huế, tại Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) do Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư. Giai đoạn 2 của dự án dù chưa có Giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng một số công trình, nhà xưởng…

(Xây dựng) – Ngày 20/8, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh, chủ đầu tư yêu cầu dừng ký kết, thực hiện hợp đồng Gói thầu số 27 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh cho đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị theo đúng quy định. Cùng thời điểm trên, UBND tỉnh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhận được đơn khiếu nại của Công ty TNHH Thuận Phú (trụ sở huyện Châu Thành, Bến Tre).

(Xây dựng) – Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Thụ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sau khi Báo điện tử Xây dựng đăng tải bài viết về việc nghi vấn trong quá trình thi công dự án xây dựng hạ tầng và đường giao thông kết nối Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), nhà thầu đã sử dụng đất không đúng thiết kế.

(Xây dựng) – Được cho thuê đất nông nghiệp để thực hiện dự án trang trại kinh tế tổng hợp cá – lúa ở phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa, nhưng chủ đầu tư đã “biến” dự án trên thành Làng ẩm thực xứ Thanh (còn được gọi là Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc) phục vụ cho hoạt động kinh doanh ẩm thực, vui chơi giải trí…

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *