(Xây dựng) – Hơn 10.000m2 đất ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương được ba hộ gia đình dùng để kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm, nhưng vẫn chưa có giấy phép hoạt động.
Theo tìm hiểu của PV, tại khu vực bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương xuất hiện hàng chục nghìn m2 đất ngoài bãi được sử dụng làm điểm tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng. Những điểm tập kết này nằm ngoài sát bờ sông được tập kết cát, đá, gạch và có xây dựng thêm một số hạng mục công trình lợp bằng tôn.
Ông N.H.T người dân địa phương cho biết: Những bến bãi này đã kinh doanh hoạt động ở đây từ nhiều năm trước, trước đây khu vực này là bãi lò vôi và xung quanh là diện tích đất đầm ao người dân vẫn canh tác. Sau khi Hải Phòng ra quy định dẹp lò vôi thủ công thì những bến bãi này mọc lên và hoạt động từ đó đến bây giờ.
Theo ghi nhận của PV ngày 27/3/2024 tại khu vực bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản xuất hiện một số xe tải chở vật liệu khác vào dùng để san lấp diện tích đầm ao sát với khu vực bãi của 3 hộ gia đình hiện đang tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng. Sau đó vào giữa tháng 8/2024 PV ghi nhận lại thì diện tích mà được san lấp đấy hiện nay đã được làm bãi tập kết cát để kinh doanh.
Ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Đại Bản cho biết: Mấy bãi tập kết này thì đã hoạt động từ lâu rồi, liên quan đến văn bản chỉ đạo của UBND hyện An Dương về các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, thì xã cũng đã cho vào danh sách các điểm tập kết và để đảm bảo đúng quy định thì đồng chí cán bộ địa chính xây dựng sẽ làm việc cụ thể.
Trao đổi với PV ông Nguyễn Văn Luận, cán bộ địa chính xây dựng xã Đại Bản cho biết: Hiện trên địa bàn xã Đại Bản có 3 bãi tập kết vật liệu xây dựng: Bãi của ông Đinh Văn Long diện tích khoảng 7.000m2, ông Trần Văn Cường (Bãi ông Thao) diện tích khoảng 2.500m2, ông Cao Văn Cường (Cường Chài) diện tích hơn 2.000m2; hiện 3 bãi này hoạt động trên đất bãi bồi ven sông. Về nguồn gốc đất thì đối với bãi của ông Đinh Văn Long đã hoạt động từ lâu; bãi của ông Trần Văn Cường thì ngày trước là khu lò vôi cũ; bãi của ông Cao Văn Cường thì đã hoạt động từ lâu đời. Những bãi này đều đã hoạt động từ thời trước các cụ để lại.
Đối với giấy phép hoạt động bến bãi thì qua quá trình kiểm tra thì không thấy các bãi này cung cấp các giấy tờ liên quan. Chỉ có bãi của ông Đinh Văn Long và ông Trần Văn Thao có giấy xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường của UBND huyện An Dương cấp từ tháng 5/2017. Còn giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của ông Trần Văn Thao được Sở Giao thông vận tải Hải Phòng cấp từ tháng 1/2018 và có hạn đến tháng 1/2019.
“Từ năm 2020 đến giờ xã chưa tiến hành kiểm tra về việc hoạt động bến bãi của 3 hộ kinh doanh vật liệu. Diện tích của 3 hộ này là đất nuôi trồng thủy sản, nhưng vì nó có từ lâu đời rồi lên vẫn hoạt động”, ông Nguyễn Văn Luận, cán bộ địa chính xây dựng xã Đại Bản cho biết thêm.
Năm 2000 UBND xã Đại Bản có ký hợp đồng kinh với một số hộ này về việc giao khoán gọn khu vực Bến bãi lò vôi khu Lực Nông với thời hạn là 3 năm. Từ đó đến nay UBND xã cũng chưa ký hợp đồng với hộ cá nhân nào.
Được biết tháng 4/2024 vừa qua, UBND huyện An Dương có tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết công tác Phòng Chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại hội nghị, UBND huyện An Dương cũng đã chỉ đạo các xã, phòng, ban đơn vị tổ chức khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả tháo dỡ 31 trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn các xã (An Hòa 1 vụ, Lê Lợi 5 vụ, Đồng Thái 11 vụ, An Đồng 1 vụ, Đại Bản 4 vụ, An Hồng 1 vụ, Lê Thiện 2 vụ) và kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý 15 trường hợp vi phạm phát sinh mới.
Việc 3 chủ hộ kinh doanh vật liệu xây ở ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương đã nhiều năm mà vẫn chưa được cấp phép hoạt động, các chủ bãi vẫn ngang nhiên tiến hành tập kết vật liệu xây dựng làm bãi chứa trung chuyển trái phép. Việc này cần sự chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng về công tác quản lý hoạt động kinh doanh bến bãi ở xã Đại Bản, huyện An Dương. Tránh để tình trạng các chủ bãi lợi dụng khu vực bến lò vôi cũ, diện tích ao, đầm để san lấp làm mặt bằng để làm bãi trung chuyển trái phép kinh doanh vật liệu xây dựng.
Văn Đạt
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – Giải thích về việc Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” tại xã Long Châu, huyện Yên Phong bị phản ánh chậm tiến độ, Công ty Cổ phần Công viên Tâm Linh Bảo Lạc (Công ty Tâm Linh Bảo Lạc) – nhà đầu tư của dự án cho biết, “dự án chưa được bàn giaao đất”. Còn thông tin bán “chui” mộ phần, Công ty đang xem xét kỷ luật các phòng, ban, cá nhân liên quan, cố ý làm trái quy định của Công ty.
(Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng liên tiếp thông tin, dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh với vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng có nguy cơ thu hồi vốn do chậm giải ngân vốn đầu tư công. Dự án dự kiến cuối năm 2025 hoàn thành đưa vào sử dụng giúp người dân miền cuối đất thoát cảnh vùng trũng y tế nhưng đến nay tiến độ giải ngân chỉ đạt 5,25%. Đây là một trong nhiều dự án có vốn đầu tư “khủng” mà Ban Quản lý dự án công trình xây dựng (QLDA CTXD) tỉnh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ngoài dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nhiều dự án mà Ban QLDA CTXD tỉnh làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ.
(Xây dựng) – Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (địa chỉ tại số 8 Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu rút gọn cho những nhà thầu “quen mặt” thay vì đấu thầu mua sắm tập trung.
“Kể từ khi thụ lý vụ án từ ngày 17.10.2022 đến nay là hơn 22 tháng, TAND TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử. Việc Toà án chậm trễ đưa vụ án ra xét xử có dấu hiệu vi phạm Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nguyên đơn. Trong vụ án này, nguyên đơn đã phải theo đuổi công lý trong suốt 23 năm, kiệt quệ kinh tế, suy kiệt tinh thần, sức khoẻ”, luật sư Mai Lưu Phúc, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm.
(Xây dựng) – Thời gian gần đây, tuyến đường ĐT 756 (Minh Lập – Lộc Hiệp), đoạn qua địa bàn xã Thanh An (huyện Chơn Thành, Bình Phước) xuất hiện hiện tượng một đoạn đường dài bị nứt toác nghiêm trọng. Theo người dân ở đây, tình trạng này xuất hiện khá lâu nhưng chưa thấy chủ đầu tư, nhà thầu khắc phục sửa chữa xong.
(Xây dựng) – Nhà làm việc 3 tầng và một số hạng mục thuộc trụ sở Huyện ủy Bá Thước (Thanh Hóa) được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và hoàn thành vào năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau gần 5 năm sử dụng, khu vực này sẽ bị phá dỡ để xây mới.
(Xây dựng) – Dự án Nhà máy Kanglongda Huế, tại Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) do Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư. Giai đoạn 2 của dự án dù chưa có Giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng một số công trình, nhà xưởng…
(Xây dựng) – Ngày 20/8, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh, chủ đầu tư yêu cầu dừng ký kết, thực hiện hợp đồng Gói thầu số 27 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh cho đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị theo đúng quy định. Cùng thời điểm trên, UBND tỉnh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhận được đơn khiếu nại của Công ty TNHH Thuận Phú (trụ sở huyện Châu Thành, Bến Tre).
(Xây dựng) – Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Thụ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sau khi Báo điện tử Xây dựng đăng tải bài viết về việc nghi vấn trong quá trình thi công dự án xây dựng hạ tầng và đường giao thông kết nối Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), nhà thầu đã sử dụng đất không đúng thiết kế.
(Xây dựng) – Được cho thuê đất nông nghiệp để thực hiện dự án trang trại kinh tế tổng hợp cá – lúa ở phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa, nhưng chủ đầu tư đã “biến” dự án trên thành Làng ẩm thực xứ Thanh (còn được gọi là Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc) phục vụ cho hoạt động kinh doanh ẩm thực, vui chơi giải trí…
(Xây dựng) – Không những chậm tiến độ mà hàng loạt sai phạm khác tại Dự án nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO Thái Nguyên (xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên) đã được chỉ rõ, trong đó điển hình là vi phạm về quy hoạch.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load