Với việc chuyển đổi sang mô hình “xanh hóa,” các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP 26, việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc.
Các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 7/2024, cả nước đã có 431 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích khoảng 132.300ha, tạo ra quỹ đất công nghiệp khoảng 89.900ha; trong đó, 301 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và thu hút được lượng vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thống kê cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trong những năm gần đây chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước; nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, thì vốn FDI trong các khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70-80% tổng vốn đăng ký cả nước.
Với nguồn lực thu hút được, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Cùng với đó, là những đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và an sinh xã hội.
Tuy vậy, sự phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế trong thời gian gần đây đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là những vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hiện nay.
Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Vương Thị Minh Hiếu cho biết sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trong thời gian qua đã gây áp lực lớn đến môi trường sống của người dân.
Có đến 13% khu công nghiệp đang hoạt động chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải đe dọa sức khỏe và đời sống người dân quanh khu công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, chất thải nguy hại tăng đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh.
Cùng với đó, việc gia tăng các hoạt động sản xuất công nghiệp và hệ thống các khu công nghiệp tại Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái; các dịch vụ trong một số khu công nghiệp chưa được cung cấp đầy đủ hoặc chất lượng chưa cao; an sinh xã hội trong các khu công nghiệp có nơi còn chưa được đảm bảo…
Theo bà Hiếu, nguyên nhân là do các khu công nghiệp truyền thống thường tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà không đặt nặng vấn đề bảo vệ môi trường hoặc phúc lợi xã hội.
Hơn nữa, do các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp gặp khó khăn về vốn và tài chính nên thường phát triển theo giai đoạn cuốn chiếu trong khi việc đầu tư một cách đồng bộ toàn bộ hệ thống các phân khu chức năng và hệ thống xử lý nước thải, hệ thống hoàn thiện điện nước thì cần nguồn vốn lớn và phải đầu tư ngay từ ban đầu.
Bên cạnh đó, các chính sách phát triển trong nước và quốc tế liên quan đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn đã tác động trực tiếp đến định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu chất lượng phát triển khu công nghiệp ở mức cao hơn, theo hướng phát triển bền vững và chiều sâu, chú trọng phát triển công nghệ cao, đổi mới mô hình phát triển và gắn với liên kết vùng.
Theo bà Vương Thị Minh Hiếu, phát triển bền vững không còn là khẩu hiệu, mà đang thực sự trở thành xu thế tất yếu, là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.
Nhiều địa phương và nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp xác định việc phát triển khu công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách, để kiến tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Hơn nữa, việc phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh cũng trở thành yêu cầu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và thực hiện cam kết tại COP 26 để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 40-50% địa phương chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái; 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái từ bước lập quy hoạch, xây dựng và định hướng ngành nghề thu hút đầu tư.
Ông Bùi Quốc Khánh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần TNTech, cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra những xu hướng phát triển mới và Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để đẩy nhanh tiến trình xanh hóa các khu công nghiệp.
Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trên cơ sở các kết quả tích cực trong triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam, Chính phủ Thụy Sĩ đã cam kết tiếp tục cùng Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đồng hành với Việt Nam đẩy mạnh triển khai khu công nghiệp sinh thái gắn với kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2024-2028.
Văn kiện Dự án “Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” với tổng vốn hỗ trợ 3,6 triệu USD do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tài trợ đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt tháng 8/2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
Bên cạnh đó, trong các khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới hỗ trợ việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương; thực hiện các mạng lưới tuần hoàn nước đối với một số khu công nghiệp tập trung nhiều hoạt động dệt may tại Hưng Yên, Thừa Thiên-Huế; thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong các khu công nghiệp để xây dựng khu công nghiệp sinh thái theo mô hình của Hàn Quốc…
Mặc dù vậy, trên thực tế, quá trình “xanh hóa” các khu công nghiệp hiện gặp nhiều khó khăn, từ tài chính cho đến năng lực chủ đầu tư hay quy định pháp lý thiếu rõ ràng cụ thể…
Ông Bruno Jaspaert, Giám đốc Điều hành Khu công nghiệp Deep C, cho biết vấn đề lớn nhất hiện nay của Việt Nam là thiếu những quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn phát triển. Vì vậy, để xây dựng một khu công nghiệp xanh và sinh thái sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
“Ở thời điểm này, Việt Nam chưa có một chính sách ưu đãi nào dành riêng cho khu công nghiệp sinh thái trong khi chi phí đầu tư, thời gian đầu tư và công sức đầu tư vào những khu này cao hơn và lâu hơn. Nếu không tạo ra cơ chế cộng sinh tốt thì kinh tế tuần hoàn sẽ rất khó vận hành và phát triển,” ông Bruno Jaspaert cho hay.
Theo lãnh đạo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, các khu công nghiệp trong thời gian tới cần có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới.
“Theo đó, việc nghiên cứu, xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để bảo đảm tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ, ngành và địa phương triển khai trong thời gian tới,” bà Hiếu nhấn mạnh.
Cùng với đó, các khu công nghiệp trong thời gian tới cần mạnh dạn tiên phong thay đổi hướng phát triển, tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh.
Lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển trong tương lai. Thu hút đầu tư có chọn lọc, chủ động tiếp xúc, bám sát các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để không chỉ hội nhập vào xu hướng toàn cầu mà còn trở thành một điển hình trong phát triển các khu công nghiệp bền vững. Chìa khóa để nắm bắt cơ hội thành công là sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ và chính sách, là nỗ lực hợp tác công-tư hướng vào tăng trưởng xanh.
Theo Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)
Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/xanh-hoa-khu-cong-nghiep-hua-hen-tam-nhin-moi-tuong-lai-post973782.vnp#google_vignette
Theo báo cáo mới của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam mang tên “Từ Tầm nhìn đến Hành động: Đẩy nhanh tiến trình xanh hoá nền công nghiệp Việt Nam”, các động lực phát triển của thị trường công nghiệp, lợi thế về nhân khẩu học và các sáng kiến xanh đang được triển khai sẽ đóng vai trò chất xúc tác cho hành trình chuyển đổi xanh của nhóm ngành này.
Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026 cũng ước đạt 6,5%.
(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 31/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(Xây dựng) – Ngày 28/8, trước thềm Hội nghị “UOB Gateway to ASEAN” sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 06/9, Ngân hàng UOB đã tổ chức buổi chia sẻ nhận định về nền kinh tế và bối cảnh đầu tư của Việt Nam.
(Xây dựng) – Đây là một trong những ý kiến đóng góp của đại diện một số Bộ, ngành, địa phương… tại cuộc họp về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (Dự thảo Nghị định), do Chính phủ tổ chức mới đây, tại Hà Nội.
(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang ban hành Quyết định số 3551/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân bản Trung Thắng, xã Mường Lý, huyện Mường Lát.
(Xây dựng) – UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Công văn số 4692/UBND-XD về việc quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
(Xây dựng) – Sở Xây dựng Lạng Sơn vừa có Văn bản số 1602/SXD-QLXD về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
(Xây dựng) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt.
(Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các Bộ, ngành, 63 địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp… về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (dự thảo Nghị định), ngày 28/8, tại Hà Nội.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load