Giải ngân vốn đầu tư công: Phân loại các dự án theo nhóm để xử lý bất cập

Hiệp Hòa (Bắc Giang): Xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

(Xây dựng) – Ngày 5/9 tới đây, tại thành phố Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA) tổ chức Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh. Đây là lớp đào tạo thứ hai trong chuỗi chương trình được Cục Xúc tiến thương mại thực hiện trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 tại Hà Nội, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình nhằm hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Cần Thơ, các địa phương lân cận cũng như một số tỉnh, thành khác trên cả nước cập nhật thông tin về phát triển xuất khẩu xanh, nắm bắt và hiểu biết rõ về các đạo luật, quy định mới của EU như: Đạo luật Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) để có kế hoạch, biện pháp và lộ trình điều chỉnh các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh mới.

Trước thềm chương trình đào tạo, Ban tổ chức đã thực hiện khảo sát về nhu cầu cụ thể của các cơ quan, doanh nghiệp đối với việc tham gia đào tạo, nhằm đánh giá kỹ kỳ vọng của các đại biểu, học viên tiềm năng. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức phối hợp với các chuyên gia, báo cáo viên của chương trình để thiết kế, điều chỉnh nội dung đào tạo phù hợp, sát thực với mong mỏi của các học viên cũng như những yêu cầu chuyển tải nội dung thiết yếu của chủ đề đào tạo từ phía cơ quan Chính phủ tới cộng đồng doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và một số tỉnh thành khác còn rất mơ hồ với các nội dung của EUDR và CBAM. Một số doanh nghiệp đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tuân thủ EUDR và CBAM nhưng gặp khó khăn trong việc đáp ứng thực thi các yêu cầu liên quan.

“Khách hàng EU yêu cầu sản phẩm tuân thủ EUDR mà không biết đưa gì cho khách để chứng minh mình tuân thủ mặc dù đã có FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững); Các sản phẩm của doanh nghiệp tôi khi được đối tác EU nhập khẩu vào thị trường EU thì có nguy cơ bị đánh thuế carbon hay không và làm thế nào để chỉ phải chịu mức thuế thấp?”… Đây là hai trong số khá nhiều chia sẻ của một số doanh nghiệp khi được khảo sát, bày tỏ nhu cầu cấp thiết cần được trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của EUDR và CBAM trong thời gian tới.

Nhằm đáp ứng phần nào các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, chương trình đào tạo tới đây tại Cần Thơ sẽ tập trung thông tin về quy định EUDR, đánh giá tác động của EUDR tới xuất khẩu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, tình hình triển khai EUDR tại các quốc gia khác, hướng dẫn doanh nghiệp biện pháp tuân thủ EUDR, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu của EUDR.

Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ thông tin về Đạo luật CBAM, hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu về CBAM, lộ trình thực hiện CBAM, chế tài áp dụng của EU đối với doanh nghiệp xuất khẩu; đánh giá tác động của CBAM tới xuất khẩu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam; tình hình triển khai CBAM tại các quốc gia khác; chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CBAM, bao gồm những vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải để tuân thủ CBAM và giải pháp; hướng dẫn huy động và tìm kiếm nguồn lực, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu của CBAM.

Chương trình có quy mô dự kiến khoảng 70-80 đại biểu tham dự là đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, tổ chức hỗ trợ kinh doanh và xúc tiến thương mại… tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh, thành trên cả nước. Các đại biểu có thể tham dự chương trình hoàn toàn miễn phí.

Thông qua thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm “không gây phá rừng” và giảm tác động của Liên minh châu Âu vào phá rừng và suy thoái rừng trên toàn cầu, quy định EUDR được kỳ vọng sẽ góp phần làm giảm ít nhất 32 triệu tấn khối/năm lượng phát thải khí carbon cũng như mất đa dạng sinh học.

Đối với CBAM, EU áp dụng cơ chế này nhằm thúc đẩy tiến trình đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa các-bon. CBAM có thể gây nhiều khó khăn cho các quốc gia có hàng hóa xuất khẩu đến thị trường EU, trong đó có Việt Nam. Theo Quy định (EU) 2023/956 ngày 10/5/2023 của Ủy ban Châu Âu về thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) tại EU, Cơ chế CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 với giai đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/01/2024. Theo đó, nhà nhập khẩu có nghĩa vụ phải báo cáo sản lượng hàng hóa chịu tác động của cơ chế điều chỉnh carbon khi nhập hàng vào EU.

Thông qua chương trình đào tạo, Cục Xúc tiến thương mại kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ được tăng cường nhận thức, trang bị thêm kiến thức chi tiết, cụ thể về EUDR, CBAM; đồng thời có động lực và kế hoạch điều chỉnh sản xuất, sản phẩm nhằm đáp ứng phù hợp với các yêu cầu liên quan để xuất khẩu hàng hóa thành công sang thị trường EU nói riêng và nhiều thị trường khác trên thế giới.

Kim Oanh

Theo

Theo Phó Thủ tướng, cần có những giải pháp tháo gỡ vướng mắc ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư mới có thể xử lý thấu đáo bất cập trong việc giải ngân vốn đầu tư công.

(Xây dựng) – Ngày 30/8, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức “Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024” với mục tiêu quảng bá tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư của thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào Đà Nẵng.

(Xây dựng) – Mới đây, UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ban hành Công văn số 2849/UBND-TCKH về xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công.

(Xây dựng) – Bộ Xây dựng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát, chỉ đạo các đơn vị rà soát, đánh giá công tác quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng tại các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý được phân công phụ trách trong giai đoạn vừa qua, trong đó tập trung vào những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện.

(Xây dựng) – Công ty bà Minh Tâm (Quảng Ngãi) hoạt động hơn 20 năm, theo chương trình xã hội hóa y tế, là bệnh viện đa khoa tư nhân được nhà nước thu hồi đất, giao đất và miễn tiền thuê đất.

(Xây dựng) – Công ty ông Nguyễn Xuân Đối hoạt động tư vấn xây dựng với các dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Vì là dự án nhỏ, giá trị các gói thầu nhỏ nên chủ đầu tư khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thường gộp chung các công việc thành một gói thầu “Tư vấn quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu và giám sát thi công” để thực hiện chỉ định thầu.

(Xây dựng) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật, trong đó có Luật Quy hoạch. Việc sửa đổi sẽ khắc phục một số hạn chế, tạo cơ chế linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn ngân sách Nhà nước phù hợp với tính chất của từng loại quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.

(Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn vừa có thư ngỏ gửi tới cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh. Trong thư, Chủ tịch UBND khẳng định: Tỉnh cam kết tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… để cùng đồng hành với nhà đầu tư.

(Xây dựng) – Ngoài nợ hơn 1,1 tỷ đồng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường năm 2024 tại hai mỏ đất đang khai thác để đắp nền tuyến chính cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Công ty TNHH Xây dựng Đồng Khánh vẫn chưa nộp hơn 2,3 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại hai mỏ đất khác, cũng phục vụ cho dự án.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1244/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án xây dựng Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang. Theo Quyết định này, có tổng cộng 19 gói thầu để lựa chọn nhà thầu với tổng giá trị 47.922.785.000 đồng.

Giá của 1 tín chỉ carbon trong 1 tấn thép hiện giao dịch khoảng 80-100 euro. Tới năm 2030, mức này có thể lên tới 300 euro, cao gấp 3 lần. Chuyên gia cảnh báo điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm doanh nghiệp ở nước ta.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *