Thành phố Hồ Chí Minh: Thông tin mới nhất về điều chỉnh bảng giá đất

Hải Phòng: Tập huấn các quy định mới của pháp luật về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản

(Xây dựng) – Theo phản ánh của ông Ngô Mạnh Hùng (Quảng Ninh), Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có bổ sung một số điểm mới so với Nghị định 102/2014/NĐ-CP nhưng vẫn còn những vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng dựng công trình có sử dụng đất.

Cụ thể, tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

… 2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

… d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật”.

Từ khi có quy định này, UBND cấp huyện (đơn vị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng), sau khi giải phóng mặt bằng, không bàn giao mặt bằng cho chủ dự án để khởi công và thi công ngay, thay vào đó yêu cầu chủ dự án hoàn thiện thủ tục giao đất theo quy định (trường hợp chưa giao đất mà đã thi công sẽ bị xử phạt hành chính).

Quy định này còn chưa hợp lý bởi lẽ:

– Giao đất cho chủ dự án là một thủ tục phức tạp, phải đáp ứng đồng thời nhiều điều kiện.

– Để hoàn thành toàn bộ các thủ tục cần rất nhiều thời gian của các bên có liên quan (đặc biệt là khi công tác giải phóng mặt bằng có vướng mắc hoặc chủ dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, khi đó thủ tục giao đất phải thực hiện làm nhiều lần). Vì thế thủ tục giao đất (chính thức) chỉ cần thực hiện đối với công tác giao đất chính thức cho chủ dự án khi dự án bắt đầu đưa vào sản xuất kinh doanh (thời điểm bắt đầu sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản…).

– Đối với các dự án đầu tư công, sau khi hoàn thành công trình thì chủ dự án tiếp tục bàn giao công trình (trên đất) cho chủ quản lý, sử dụng. Việc chủ dự án phải thực hiện rất nhiều thủ tục để được giao đất (giao tạm trong thời gian thi công) sau đó lại bàn giao cho đơn vị khác là không cần thiết.

– Quy định nêu tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP còn chưa phù hợp với quy định trong Luật Xây dựng 2014 (Khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi tại Khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14), làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất. Trước đây, khi chưa có quy định này, chủ dự án được triển khai thi công ngay ở những khu vực đã được giải phóng và bàn giao mặt bằng.

Do vậy, ông Ngô Mạnh Hùng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan (có đầu tư xây dựng công trình) rà soát, đánh giá, xem xét trình Chính phủ hủy bỏ quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP vẫn phù hợp (đối với một số trường hợp nào đó) thì đề nghị điều chỉnh thành: “d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật trừ trường hợp triển khai thi công các dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc phê duyệt chủ trương/dự án đầu tư”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Thực hiện Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và địa phương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để trình Chính phủ xem xét ban hành.

Khánh Diệp

Theo

(Xây dựng) – Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa có thông tin liên quan đến việc điều chỉnh giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

(Xây dựng) – Ngày 27/8, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị phổ biến, hướng dẫn Luật, Nghị định và các văn bản quy định chi tiết liên quan đến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, chủ động giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án nhà ở xã hội.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công văn số 12498/UBND-KTTC về việc kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

(Xây dựng) – Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, chính sách ưu đãi thuế, và chi phí sản xuất cạnh tranh. Trong đó, với hạ tầng giao thông phát triển và giá đất công nghiệp hợp lý, miền Bắc đang dẫn đầu trong việc thu hút các dự án FDI, đặc biệt là từ các tập đoàn công nghệ lớn.

(Xây dựng) – Tại Khoản 3 Điều 89 Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) quy định rõ về việc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội. Trong đó, không được ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai trừ trường hợp được quy định theo luật như sau.

Lô đất đấu giá trúng cao nhất 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần khởi điểm tại xã Tiền Yên, Hoài Đức (Hà Nội) được khoe là đã sang tay một lần với mức chênh 200 triệu đồng, tuy nhiên môi giới nói không tin được và bày chiêu ép giá.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Dương đang lấy ý kiến dự thảo Quy định các khu vực được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn.

(Xây dựng) – Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các sở, ngành, địa phương về dự thảo quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *