Vụ “Căn biệt thự trái phép ở Cà Mau rao bán”: Khó khăn về tài chính hay xem thường pháp luật?

An Dương (Hải Phòng): Quần thể bến bãi nhiều năm hoạt động không phép ở xã Đại Bản

(Xây dựng) – Đây là lần thứ 2, UBND thành phố Cà Mau ra quyết định cưỡng chế hành vi vi phạm hành chính. Ngày 09/1/2023, UBND thành phố ra quyết định xử lý vi phạm hành chính phạt chủ căn biệt thự đẹp nhất tỉnh Cà Mau 22,5 triệu đồng và buộc khôi phục hiện trạng ban đầu. Sau đó, hàng loạt quyết định sửa đổi, bổ sung. Liệu lần này, tiếp tục bổ sung như những lần trước đó?

Từ việc “gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước, làm suy giảm lòng tin trong nhân dân vào chính quyền”

Ngày 26/8/2024, UBND tỉnh Cà Mau có thư mời hỏa tốc các Sở, ban ngành họp rà soát việc khắc phục hậu quả đối ông Hồ An Tập. Cuộc họp do ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì vào lúc 14 giờ ngày 27/8/2024 tại Phòng họp UBND tỉnh. Trong một ngày, UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Cà Mau rà soát, tập hợp hồ sơ vụ việc (kể cả các đơn, thư, đề xuất, kiến nghị của ông Hồ An Tập và ý kiến của các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan) gửi gấp về UBND tỉnh và các đơn vị họp để nghiên cứu trước.

Trước đó ngày 20/8/2024, ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau ra Quyết định số 4617 về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với căn biệt thự của ông Hồ An Tập (41 tuổi, ngụ xã Tân Thành). Theo UBND thành phố Cà Mau, đã quá thời gian quy định 30 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ông Hồ An Tập không thực hiện các thủ tục về đất đai, gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước tại địa phương và làm suy giảm lòng tin trong nhân dân vào chính quyền.

Để đảm bảo thi hành Quyết định số 82/QĐ-XPHC ngày 9/1/2023 và Quyết định số 7309/QĐ-SĐBSHB ngày 15/11/2023 của Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau về sửa đổi, bổ sung một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hồ An Tập, thành phố Cà Mau ra quyết định cưỡng chế. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.

Quyết định trên, ông Hồ An Tập phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Cụ thể, chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, diện tích vi phạm 3.564,8m2, vị trí vi phạm tại xã Tân Thành, thành phố Cà Mau. Biện pháp khắc phục hậu quả, đối với phần diện tích 2.261,58m2, áp dụng điểm a, khoản 4, điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Đối với phần diện tích 1.303,22m2, áp dụng điểm a, khoản 4, điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (theo bản vẽ hiện trạng thửa đất do UBND xã Tân Thành lập).

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, ông Hồ An Tập phải chấp hành quyết định. Nếu quá thời hạn, ông Hồ An Tập không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Ông Hồ An Tập có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Đến hành vi không phối hợp tốt với cơ quan chức năng

Việc xử lý căn biệt thự của ông Hồ An Tập, nhiều cơ quan báo chí phản ánh nhưng UBND thành phố Cà Mau vẫn không xử lý dứt điểm. Khoảng tháng 10/2022, ông Hồ An Tập đăng trên Facebook cùng tên khoe căn biệt thự đang trong giai đoạn hoàn thiện. Chính quyền địa phương kiểm tra, căn biệt thự không có giấy phép, xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản. Ngày 9/1/2023, ông Bùi Tứ Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau ký Quyết định số 82/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với công trình này 22,5 triệu đồng và buộc khôi phục lại hiện trạng đất.

Ngày 15/11/2023, ông Bùi Tứ Hải lại ký Quyết định số 7309 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 82 ghi “buộc giữ nguyên hiện trạng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm và thực hiện các thủ tục đất đai theo quy định trong thời gian 30 ngày đối với phần đất 2.261,58m2. Đến ngày 12/4/2024, UBND thành phố Cà Mau ký Quyết định số 195 cho phép ông Hồ An Tập chuyển đổi 583,20m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở. Ba ngày sau, UBND thành phố Cà Mau có Quyết định số 196 thu hồi quyết định trên. Ngày 20/8/2024, UBND thành phố Cà Mau ra quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Qua xem xét hồ sơ, PV phát hiện, ông Hồ An Tập không phối hợp tốt với cơ quan chức năng. Khi nhận Quyết định số 195, ông Hồ An Tập xin chuyển đổi 583,20m2 đất nuôi trồng thủy hải sản sang đất ở khi bị thu hồi. Quyết định trên bị thu hồi, cơ quan chức năng không giải quyết yêu cầu chuyển đổi của ông Hồ An Tập mà thực hiện theo Quyết định 7309 là chuyển mục đích sử dụng đất 2.261,58m2. Ông Hồ An Tập có đơn kêu cứu gửi Bí Thư Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau và Bí thư Thành ủy thành phố Cà Mau cho rằng bản thân không biết Quyết định 7309 và yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất 583,20m2.

Ngày 7/6/2024, các cơ quan chức năng thành phố Cà Mau mời ông Hồ An Tập làm việc. Qua đối chiếu với hồ sơ lưu tại UBND xã Tân Thành, lúc 10 giờ 35 phút ngày 17/11/2023, ông Hồ An Tập ký nhận Quyết định số 7309. Do đó, khiếu nại của ông Hồ An Tập không có cơ sở. Và mới đây, ông Hồ An Tập đăng trên facebook cùng tên rao bán căn biệt thự xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản với lý do không có khả năng tài chính chuyển đổi sang đất ở hơn 10 tỷ đồng, chỉ đồng ý chuyển đổi 583,20m2. Dù trước đó, cũng trên facebook của ông, đăng hình ảnh và thông tin khai trương quán cà phê tại trung tâm đô thị sang trọng ở thành phố Cà Mau. Ông cho rằng, UBND thành phố Cà Mau thu đủ, thu đúng theo Quyết định 7309 gây khó cho ông dù trước đó, ông xin UBND thành phố giấy phép xây dựng và được cấp xây dựng tòa nhà 5 tầng tại thành phố Cà Mau.

Theo Quyết định số 4617 ngày 20/8/2024, ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau ghi rõ, ông Hồ An Tập không thực hiện các thủ tục về đất đai, gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước tại địa phương và làm suy giảm lòng tin trong nhân dân vào chính quyền thì tại sao không thực hiện đúng theo quyết định đã ban hành. Nếu ông Hồ An Tập không đồng ý thì khởi kiện hành chính. Dư luận tin rằng, lần này pháp luật sẽ được thực thi. Vụ việc tiếp tục kéo dài và sẽ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Đào Văn

Theo

(Xây dựng) – Giải thích về việc Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” tại xã Long Châu, huyện Yên Phong bị phản ánh chậm tiến độ, Công ty Cổ phần Công viên Tâm Linh Bảo Lạc (Công ty Tâm Linh Bảo Lạc) – nhà đầu tư của dự án cho biết, “dự án chưa được bàn giao đất”. Còn thông tin bán “chui” mộ phần, Công ty đang xem xét kỷ luật các phòng, ban, cá nhân liên quan, cố ý làm trái quy định của Công ty.

(Xây dựng) – Hơn 10.000m2 đất ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương được ba hộ gia đình dùng để kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm, nhưng vẫn chưa có giấy phép hoạt động.

(Xây dựng) – Mặc dù chính quyền tỉnh Bình Phước đã có chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng khai thác, vận chuyển đất trái phép ở các huyện, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Hớn Quản khiến người dân bức xúc.

(Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng liên tiếp thông tin, dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh với vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng có nguy cơ thu hồi vốn do chậm giải ngân vốn đầu tư công. Dự án dự kiến cuối năm 2025 hoàn thành đưa vào sử dụng giúp người dân miền cuối đất thoát cảnh vùng trũng y tế nhưng đến nay tiến độ giải ngân chỉ đạt 5,25%. Đây là một trong nhiều dự án có vốn đầu tư “khủng” mà Ban Quản lý dự án công trình xây dựng (QLDA CTXD) tỉnh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ngoài dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nhiều dự án mà Ban QLDA CTXD tỉnh làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ.

(Xây dựng) – Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (địa chỉ tại số 8 Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu rút gọn cho những nhà thầu “quen mặt” thay vì đấu thầu mua sắm tập trung.

“Kể từ khi thụ lý vụ án từ ngày 17.10.2022 đến nay là hơn 22 tháng, TAND TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử. Việc Toà án chậm trễ đưa vụ án ra xét xử có dấu hiệu vi phạm Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nguyên đơn. Trong vụ án này, nguyên đơn đã phải theo đuổi công lý trong suốt 23 năm, kiệt quệ kinh tế, suy kiệt tinh thần, sức khoẻ”, luật sư Mai Lưu Phúc, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm.

(Xây dựng) – Thời gian gần đây, tuyến đường ĐT 756 (Minh Lập – Lộc Hiệp), đoạn qua địa bàn xã Thanh An (huyện Chơn Thành, Bình Phước) xuất hiện hiện tượng một đoạn đường dài bị nứt toác nghiêm trọng. Theo người dân ở đây, tình trạng này xuất hiện khá lâu nhưng chưa thấy chủ đầu tư, nhà thầu khắc phục sửa chữa xong.

(Xây dựng) – Nhà làm việc 3 tầng và một số hạng mục thuộc trụ sở Huyện ủy Bá Thước (Thanh Hóa) được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và hoàn thành vào năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau gần 5 năm sử dụng, khu vực này sẽ bị phá dỡ để xây mới.

(Xây dựng) – Dự án Nhà máy Kanglongda Huế, tại Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) do Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư. Giai đoạn 2 của dự án dù chưa có Giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng một số công trình, nhà xưởng…

(Xây dựng) – Ngày 20/8, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh, chủ đầu tư yêu cầu dừng ký kết, thực hiện hợp đồng Gói thầu số 27 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh cho đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị theo đúng quy định. Cùng thời điểm trên, UBND tỉnh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhận được đơn khiếu nại của Công ty TNHH Thuận Phú (trụ sở huyện Châu Thành, Bến Tre).

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *