Những biện pháp ứng phó kịp thời để bảo vệ hàng Việt

Cần lập dự toán thu ngân sách nhà nước chính xác

(Xây dựng) – Đây là số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố; so với cùng kỳ năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng gần 65 tỷ USD.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu kỳ 2 tháng 7 (từ 16 – 31/7/2024) đạt 37,17 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 4,48 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 7/2024.

Riêng tháng 7 vừa qua là tháng đầu tiên trong năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước đạt mốc 70 tỷ USD/tháng. Về xuất khẩu, tổng kim ngạch kỳ 2 tháng 7 đạt 19,89 tỷ USD, tăng 22,3% (tương ứng tăng 3,62 tỷ USD) so với kỳ trước.

Xuất khẩu kỳ 2 tháng 7 tăng so với kỳ trước ở hầu hết nhóm hàng chủ lực như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 23%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 23,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 21,4%; hàng dệt may tăng tăng 23,9%; giày dép các loại tăng 18,8%; sắt thép các loại tăng 44,5%…

Về nhập khẩu, tổng trị kim ngạch kỳ 2 tháng 7 đạt 17,28 tỷ USD, tăng 5,2% (tương ứng tăng 852 triệu USD) so với kỳ trước.

Các nhóm hàng đáng chú ý có tăng trưởng như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 15,5%; dầu thô tăng 28,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,4%); than các loại tăng 16,8%; linh kiện phụ tùng ô tô 14,1%; dầu mỡ động thực vật tăng 68,4%…

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 7 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng qua lên hơn 440 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 64,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 31,34 tỷ USD); nhập khẩu đạt 212,97 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng 33,32 tỷ USD).

Trong kỳ 2 tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,6 tỷ USD, qua đó nâng mức thặng dư trong 7 tháng lên 14,52 tỷ USD (giảm 1,98 tỷ USD so với mức thặng của cùng kỳ năm trước). Số liệu Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, các doanh nghiệp FDI tiếp tục có vai trò quan trọng khi có trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ này là 11,07 tỷ USD, tăng 2,5% (tương ứng tăng 266 triệu USD) so với kỳ trước.

Tính trong 7 tháng của năm 2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 135,38 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 19,95 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 63,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Vũ Phong Cầm

Theo

(Xây dựng) – Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng do Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 895,5 tỷ đồng và thực hiện trong vòng 48 tháng.

(Xây dựng) – Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Đồng thời, để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa, Việt Nam cũng sử dụng nhiều hơn các công cụ phòng vệ thương mại.

Dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý NSNN, định hướng trong việc phân bổ nguồn lực, quản lý thu chi ngân sách, thúc đẩy quản lý, khai thác tăng thu tại các địa phương. Đây là kết quả tổng hợp của ba yếu tố quyết định: Kinh tế, chính sách thu và hiệu quả quản lý thu, trong đó kinh tế là tiền đề quyết định đến thu NSNN. Vì vậy, để dự báo thu sát thực tế, dự báo kinh tế đòi hỏi phải chính xác.

(Xây dựng) – Thêm 1 gói thầu trọng điểm khác do ACV đứng ra mời thầu chỉ có một liên danh nhà thầu vượt qua vòng kỹ thuật để vào vòng trong gây ùm xùm dư luận. Đáng nói, trong các liên danh trúng các gói thầu lặp lại nhiều cái tên nhà thầu “quen mặt” của chủ đầu tư này.

(Xây dựng) – Trong hai ngày 23 và 24/8, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh do đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty TNHH Công nghệ ô tô Launch Thượng Hải, Tập đoàn Sản xuất bao bì Kelin và Công ty Geely Auto.

(Xây dựng) – Ngày 24/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cùng các Sở, ngành, đơn vị và UBND huyện Núi Thành kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công một số dự án lớn tại địa phương này.

(Xây dựng) – Bộ Tài chính đề xuất tăng mức phạt tối đa đối với vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập từ 100 triệu đồng lên 3 tỷ đồng (đối với tổ chức) và từ 50 triệu đồng tăng lên 1,5 tỷ đồng (đối với cá nhân).

(Xây dựng) – Theo đại diện Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, nợ đọng là vấn đề trầm kha của ngành xây dựng. Dòng tiền là mạch máu của doanh nghiệp, chủ yếu là dùng vốn vay ngân hàng. Cần có kiến nghị các cơ quan liên quan đưa vào luật hoá để có cơ chế ràng buộc trách nhiệm thanh toán, có định chế về bảo lãnh thanh toán. Trong 4-5 năm gần đây, ngành xây lắp không có tiến bộ gì mới về công nghệ, quy trình. Mà chủ yếu giành cho “nỗi lo tài chính” khi 90% dành cho mối lo này, còn 10% cho chuyên môn. Bước đường cùng nhà thầu mới phải đưa ra toà kiện tụng.

(Xây dựng) – Vừa qua, Đoàn kiểm tra, giám sát của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về tình hình hoạt động và kết quả thực hiện tín dụng chính sách năm 2023 và từ đầu năm 2024 đến nay.

(Xây dựng) – Nhằm kịp thời nắm bắt tiến độ triển khai xây dựng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông đã có buổi kiểm tra thực tế tại một số khu công nghiệp.

(Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *