Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Cần Thơ chỉ đạo khẩn sau sự cố sạt lở cống thoát nước vùi lấp 2 công nhân

(Xây dựng) – Đảng bộ và chính quyền huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng) xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế, công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Từ đó, huyện huy động, tập trung tối đa các nguồn lực xã hội giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định về nhà ở.

Hơn 800 ngôi nhà được xây mới, sửa chữa

Hòa An là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống cách mạng nhưng cũng là địa phương còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội. Trong những năm qua, huyện đã luôn quan tâm, kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả đã từng bước giúp các hộ nghèo có nhà ở, ổn định cuộc sống, tập trung lao động sản xuất, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.

Một trong những chính sách quan trọng đang phát huy hiệu quả rõ rệt là Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Báo cáo của UBND huyện Hòa An cho thấy, trong năm 2023, số hộ đã xây dựng, sửa chữa nhà ở xong trong năm là 335 nhà, trong đó có 277 nhà làm mới, 13 nhà sửa 2 tiêu chí cứng và 45 nhà sửa chữa 3 tiêu chí cứng. Tổng kinh phí đã phân bổ hỗ trợ cho các hộ trong năm 2023 là hơn 16,5 tỷ đồng, gồm ngân sách Nhà nước 12 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa từ các quỹ, các tổ chức, cá nhân hơn 4,7 tỷ đồng. Tính cả giai đoạn từ 2021-2023, toàn huyện đã xóa được 832 nhà tạm, nhà dột nát.

Thống kê về nhu cầu hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2024 – 2025 trên địa bàn huyện Hòa An cho thấy, tính đến ngày 11/3/2024, toàn huyện có 1.342 nhà tạm, nhà dột nát. Trong đó, đã xây dựng, sửa chữa xong 656 nhà, gồm 481 nhà làm mới, 52 nhà sửa 1 – 2 tiêu chí cứng và 123 nhà sửa 3 tiêu chí cứng. Trong số 686 nhà chưa xây dựng, sửa chữa có 7 nhà lắp ghép, 467 nhà làm mới, 93 nhà sửa 1 – 2 tiêu chí cứng và 119 nhà sửa 3 tiêu chí cứng. Về kinh phí để thực hiện hỗ trợ giai đoạn 2024 – 2025, đối với 656 nhà đã thực hiện xây dựng xong, các cơ quan của huyện đã hỗ trợ đủ 416 nhà với kinh phí hơn 18,2 tỷ đồng, còn nợ 240 nhà với kinh phí 8 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND huyện Hòa An Luân Chiến Công cho biết, năm 2024, huyện Hòa An dự kiến bố trí gần 9 tỷ đồng cho công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó gần 7,6 tỷ đồng nguồn xã hội hóa từ Mặt trận Tổ quốc tỉnh cấp, tương đương 229 căn nhà; nguồn xã hội hóa cấp huyện 748 triệu đồng, tương đương 17 ngôi nhà và nguồn xã hội hóa cấp xã, thị trấn 660 triệu, tương đương 15 ngôi nhà.

Xây dựng, sửa chữa khoảng 150 nhà trong năm 2024

Dù kết quả thực hiện chương trình trong năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2023 đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng theo Chủ tịch UBND huyện Hòa An Luân Chiến Công, quá trình thực hiện, huyện cũng còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là nguồn kinh phí không đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hiện nay, nhu cầu còn thiếu là 28 tỷ đồng để hỗ trợ cho 754 nhà, bao gồm 240 còn nợ và 514 nhà chưa làm nhưng có nhu cầu hỗ trợ.

Cùng với đó, hiện UBND các xã, thị trấn chưa kịp thời cập nhật tình hình thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, chưa thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định. Khi báo cáo thì luôn có sự chênh lệch số liệu. Đặc biệt là thường xuyên phát sinh số liệu, số nhà tạm nhà dột nát. Ví dụ, theo đề án được tỉnh phê duyệt vào ngày 30/9/2022 thì chỉ có 760 nhà, rà soát bổ sung tháng 12/2023 thì phát sinh thêm 220 nhà, rà soát bổ sung trong tháng 2/2024 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh thì toàn huyện lại phát sinh thêm 364 nhà. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời của lãnh đạo UBND huyện.

Mặt khác, còn rất nhiều hộ dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo để còn được hưởng các chế độ chính sách khác, có tâm lý sợ làm xong nhà khi chấm điểm sẽ thoát nghèo. Đặc biệt là hiện này toàn huyện còn có 163 hộ không phải là hộ nghèo, cận nghèo nhưng vẫn ở nhà tạm, nhà dột nát, đăng ký nhu cầu hỗ trợ (gồm 112 nhà làm mới, 18 nhà sửa 2 tiêu chí cứng và 33 nhà sửa 3 tiêu chí cứng với nhu cầu hỗ trợ 6.278 triệu đồng).

Ông Luân Chiến Công cho biết, năm 2024, UBND huyện Hòa An đặt mục tiêu huy động, bố trí kinh phí để thực hiện trả nợ đối với các nhà đã xây dựng, sửa chữa xong từ trước đến nay mà chưa có kinh phí để hỗ trợ là 240 nhà, gồm 89 nhà làm mới, 35 nhà sửa 2 tiêu chí cứng và 116 nhà sửa 3 tiêu chí cứng với khoảng 8 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục vận động người dân thực hiện xây dựng, sửa chữa mới khoảng 150 nhà.

Để thực hiện được mục tiêu này, Chủ tịch UBND huyện Hòa An cho biết, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về chủ trương thực hiện Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Huy động, kêu gọi sự tham gia đóng góp kinh phí hỗ trợ nhà ở để thực hiện đề án từ các nhà hảo tâm, đóng góp ngày công lao động từ dòng họ, người dân trong cộng đồng dân cư và cán bộ công chức để thực hiện đề án.

Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục vận động, đôn đốc, hỗ trợ các hộ gia đình thực hiện xây mới, sửa chữa nhà ở, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sau khi đã nghiệm thu hoàn thành việc xây mới, sửa chữa nhà ở; nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện và đặc biệt tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ theo sự chỉ đạo của UBND huyện trong công tác thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Các thành viên Ban tổ chức cấp huyện và cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, chủ động, tích cực, nâng cao ý thức, trách nhiệm, trong chỉ đạo, hướng dẫn để triển khai, thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Lấy tiêu chí thực hiện, giải ngân nguồn vốn làm thước đo để đánh giá cán bộ cuối năm.

Đinh Vũ

Theo

Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, coi đây là một hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025”. Hiện tại, các địa phương, đơn vị đang nỗ lực hoàn thành trước thời hạn theo kế hoạch đề ra.

Một vụ cháy nhà dân đã xảy ra tại nhà dân nằm sâu trong ngõ tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời khống chế vụ cháy, sự việc không có thương vong về người.

Cần Thơ yêu cầu Giám đốc sở, ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn thi công xây dựng công trình trên địa bàn.

(Xây dựng) – Sau gần 1 năm thi công, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8C đoạn từ Thiên Cầm – Quốc lộ 1 và đoạn từ Quốc lộ 8 đến đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Hà Tĩnh đang gặp trở ngại lớn do công tác mặt bằng chưa được bàn giao hết. Ngoài ra, trên tuyến hệ thống đường điện trung hạ thế, đường ống dẫn nước vẫn chưa được di dời.

Anh Hoàn thiết kế một khối nhà dọc “mọc” trên mái khối nhà ngang, vừa tạo nên kiến trúc độc đáo cho tổ ấm của gia đình ở Lâm Đồng, vừa giúp tăng sự riêng tư và có tầm nhìn bao quát thung lũng.

Không gian nhà vườn đơn sơ, mộc mạc nhưng thiết kế đẹp mắt, nằm ẩn mình giữa những thửa ruộng bậc thang xanh mướt ở Sa Pa là nơi Thùy Giang thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, tận hưởng sự bình yên “có tiền cũng khó mua”.

(Xây dựng) – Sáng 24/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã đi kiểm tra thực địa, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Vành đai 4, yêu cầu hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 30/11.

Tính từ 3 giờ ngày 24/8 đến 3 giờ ngày 25/8, khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa từ 90-195,6mm.

(Xây dựng) – Với 4 đô thị trọng điểm hướng tới loại III vào năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đang khẳng định vị thế mới trong quy hoạch đô thị quốc gia cùng sự bứt phá mạnh mẽ, sẵn sàng cho một tương lai phát triển bền vững.

(Xây dựng) – Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển đô thị, tỉnh Hà Nam đã và đang nỗ lực, tập trung mọi giải pháp, nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng xanh, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh Hà Nam cũng đã đặt ra mục tiêu phát triển đô thị năm 2025 đạt trên 50%, năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2050 đạt trên 70%.

(Xây dựng) – Trải qua 30 năm, các cựu học viên thuộc Khóa 26, Sĩ quan Biên phòng (SQBP), trường Đại học Biên phòng (nay là Học viện Biên phòng) công tác trải khắp các địa bàn biên giới, bờ biển, hải đảo, ở nhiều cơ quan, đơn vị, nhà trường trong lực lượng BĐBP, trong và ngoài Quân đội, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng BĐBP. Nhiều đồng chí đang giữ các chức vụ quan trọng trong và ngoài Quân đội, đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng BĐBP Anh hùng nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng nói chung.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *