Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết sau khi sửa đổi, bổ sung, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có 6 chương và 66 điều (giảm 1 chương và giảm 5 điều so với Luật hiện hành).
Ngày 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Phù hợp với thông lệ quốc tế
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết sau khi sửa đổi, bổ sung, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có 6 chương và 66 điều (giảm 1 chương và giảm 5 điều so với Luật hiện hành).
Các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 6 nhóm nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua.
Qua thực tiễn hơn 17 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã đưa hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được nâng lên cả chất và lượng; phân công thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức minh bạch, phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chỉ đạo thể chế hóa chủ trương đổi mới đối với lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời, thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường cơ bản tán thành với việc sửa đổi các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp để đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa trong thực thi các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp để bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan và hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Thường trực Ủy ban đồng tình với quy định thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức quốc tế, nước ngoài là giải pháp tối ưu, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay đối với một số lĩnh vực công nghệ mới nổi mà nguồn lực trong nước chưa thể đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy xã hội hoá hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định, phù hợp thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, đây là quy định mới, cần được quy định cụ thể để hướng dẫn bộ, ngành thực hiện việc thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Về đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với việc sửa đổi các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp để đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa trong thực thi các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp để bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan và hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đồng tình với quy định thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức quốc tế, nước ngoài là giải pháp tối ưu, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay đối với một số lĩnh vực công nghệ mới nổi mà nguồn lực trong nước chưa thể đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy xã hội hoá hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định, phù hợp thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đây là quy định mới, cần được quy định cụ thể để hướng dẫn bộ, ngành thực hiện việc thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Về việc công bố hợp chuẩn, hợp quy, dự thảo Luật đã bổ sung quy định thử nghiệm phục vụ chứng nhận của tổ chức chứng nhận; tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định hoặc kết quả thử nghiệm được thừa nhận; bổ sung thêm 1 biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận được thừa nhận (Điều 57), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng việc điều chỉnh, bổ sung quy định trên là phù hợp với cam kết minh bạch hóa tại các FTA mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý.
Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết qua theo dõi thấy các doanh nghiệp có phản ánh quy chuẩn kỹ thuật của chúng ta đâu đó còn có nội dung quy định thiếu thống nhất, các hiểu chưa rõ ràng dẫn đến trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc. Ví dụ quy chuẩn về an toàn về cháy của các công trình, hay quy chuẩn điều kiện, đầu tư kinh doanh. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phản ánh quá trình ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn còn “giật cục,” nhanh quá mà không có lộ trình để thực hiện. Điều này làm cho chi phí tuân thủ của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp. Đây là cái chúng ta cần phải sửa đổi để có quy định, tránh các vướng mắc bất cập.
Về quy định cho các tổ chức, doanh nghiệp được tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo ông Thanh là rất đúng vì đây là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của những tiêu chuẩn, quy chuẩn này để hàng hoá người ta có thể được đưa ra thị trường trong nước và thị trường của nước ngoài. Tuy nhiên, cần có tiêu chí, có điều kiện quy định trách nhiệm cũng như hình thức của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Bên cạnh đó, ông Thanh cho rằng việc tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan trọng. Do đó, cần có cơ chế khuyến khích để tham vấn ý kiến doanh nghiệp bởi trong quá trình sản xuất kinh doanh họ va chạm, vướng mắc ở chỗ này, chỗ kia, nên họ có kinh nghiệm thực tiễn có thể tham vấn đóng góp đưa ra bộ tiêu chuẩn quy chuẩn phù hợp. Về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan đã có quy định, các bộ ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành. Nhưng vai trò trách nhiệm của Bộ Khoa học công nghệ cũng cần được quy định rõ ràng hơn.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị nghiên cứu trách nhiệm của các cơ quan khi ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn nếu xảy ra những bất cập, hoặc có quy trình thủ tục gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tránh được những tiêu cực phát sinh. Ông Cường lấy ví dụ nếu đưa ra tiêu chuẩn quá cao, liệu có xảy ra trình trạng rút ruột công trình mà vẫn đảm bảo không bị sập khiến nguồn lực nhà nước bị lãng phí.
“Có những quy chuẩn, tiêu chuẩn đặt ra để rồi người dân, doanh nghiệp phải ‘thế này, thế kia.’ Do đó, cần nghiên cứu thêm để quy định cho đầy đủ,” Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh.
Theo Đỗ Bình (TTXVN/Vietnam+)
Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-can-duoc-tham-gia-vao-qua-trinh-xay-dung-cac-tieu-chuan-quy-chuan-post971463.vnp
(Xây dựng) – Chiều 22/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024) do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức.
Tiếp nối thành công của chất vấn tại các Kỳ họp vừa qua, hoạt động “giám sát lại” lần đầu trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã thể hiện trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát.
(Xây dựng) – Ngày 22/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã trao tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Xây dựng” cho bà Irmina Perojo Bellido de Luna, Tham tán Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Cộng hoà Cuba tại Việt Nam.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đề nghị các thành viên Tiểu ban tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp xây dựng và hoàn thiện dự thảo Báo cáo xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tạo những điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động và phát triển.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức về bối cảnh mới đang mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sau 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới.
Thủ tướng nhấn mạnh, “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành trong việc trả lời chất vấn, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với lòng biết ơn vô hạn vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ miền nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra quyết định bảo vệ, bảo quản và giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch. Trải qua 55 năm (1969-2024), nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ”, “địa chỉ thiêng liêng” hội tụ và lan tỏa sâu sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
(Xây dựng) – Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đô thị loại III.
(Xây dựng) – Ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 889/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Võ Tấn Đức, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Chiều 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban) chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban với Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban.
(Xây dựng) – Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án phân loại đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.
(Xây dựng) – Chiều 21/8, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
(Xây dựng) – Ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 875/QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load