(Xây dựng) – Chiều 29/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế phối hợp cùng Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Dự thảo quy định rõ nét 5 loại quy hoạch đô thị và nông thôn
Báo cáo về một số nội dung dự kiến tiếp thu, giải trình trong dự án Luật, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) Trần Thu Hằng cho biết: Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn được xây dựng với nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó bổ sung quy định về hợp tác quốc tế và chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; xác định rõ nội dung Nhà nước đầu tư, Nhà nước hỗ trợ, Nhà nước khuyến khích đối với hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
Đối với việc tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp, cơ quan soạn thảo thống nhất tên gọi của Luật như trong đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 227/TTr-CP ngày 14/5/2024 tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua là Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Về giải thích từ ngữ, dự thảo Luật cũng đã bổ sung phần giải thích từ ngữ cho hai khái niệm là “đô thị mới” và “nông thôn”. Theo đó, “đô thị mới” là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai hoặc mở rộng theo định hướng tại quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn theo quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung đô thị đối với thành phố trực thuộc Trung ương; được đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ theo các tiêu chí phân loại đô thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật. “Nông thôn” là vùng sinh sống và làm việc của cộng đồng dân cư, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Dự thảo Luật cũng quy định rõ 5 loại quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm: Quy hoạch đô thị đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn và đô thị mới; Quy hoạch nông thôn đối với huyện và xã; Quy hoạch khu chức năng đối với khu chức năng; Quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
Mối quan hệ của quy hoạch đô thị và nông thôn cũng được làm rõ, bổ sung thêm. Các loại quy hoạch đô thị và nông thôn cụ thể hóa quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và được lập đồng thời. Cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn được lập để cụ thể hóa các nội dung định hướng phát triển đối với phạm vi được lập quy hoạch và làm cơ sở quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
Trong đó, quy hoạch chung làm cơ sở, căn cứ lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung và làm cơ sở, căn cứ lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch phân khu…
Cần tiếp tục hoàn thiện quy định về quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
Tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đánh giá cao dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn có nhiều điểm mới, đáp ứng nhu cầu thực tế; bổ sung các quy định cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn.
Đồng thời các đại biểu cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến giúp cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự thảo Luật. Theo đó, cần tiếp tục bổ sung về căn cứ lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn dựa trên các quy hoạch đã được phê duyệt; quy định trực tiếp các loại quy hoạch đô thị và nông thôn; lưu ý về các trường hợp liên quan đến phạm vi ranh giới và địa giới hành chính khi lập quy hoạch đô thị và nông thôn; làm rõ yêu cầu đối với quy hoạch đô thị và nông thôn, nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cần lưu ý thêm về căn cứ lập quy hoạch, rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch; cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải báo cáo tiếp thu, giải trình cụ thể các ý kiến để có phương án xử lý phù hợp làm cơ sở phê duyệt quy hoạch; thống nhất thời hạn và thời kỳ quy hoạch chung đô thị, nông thôn với các quy hoạch khác; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đối với thẩm quyền phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; tăng cường rà soát các quy định có liên quan để đảm bảo đồng bộ khi lập quy hoạch…
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh về điểm khác nhau giữa quy hoạch chung đô thị thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và quy hoạch thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017; nội dung quy hoạch và quy hoạch chung đô thị tại các pháp luật khác như Luật Đất đai năm 2024, Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua.
Bộ trưởng cũng trao đổi, làm rõ hơn các nội dung về thời hạn, thời kỳ của các loại quy hoạch; quy hoạch xã, quy hoạch chung xã; giải thích một số khái niệm tại dự thảo Luật và một số nội dung các đại biểu quan tâm như: Quy hoạch ngầm, xây dựng hệ thống không gian ngầm đô thị, lập quy hoạch chung đô thị mới đối với những nơi dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương…
Kết luận Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Ngọc Bảo nêu rõ, dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là dự án luật khó, có tính chất chuyên ngành sâu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị các đại biểu, chuyên gia tiếp tục đóng góp ý kiến. Ủy ban Kinh tế sẽ tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, nghiên cứu, chỉnh lý và bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
Yến Mai (Ảnh: Quốc hội)
Theo
Link gốc:
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược Toàn diện với Ấn Độ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực thi bám sát phương châm “5 đẩy mạnh” để pháp luật đi vào cuộc sống, tạo khuôn khổ pháp lý, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho phát triển.
(Xây dựng) – Từ ngày 01/8, các luật liên quan tới thị trường bất động sản (gồm: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản) sẽ có hiệu lực. Việc có hiệu lực sớm hơn 5 tháng sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, phát triển nhà ở, phát triển thị trường bất động sản. Bộ Xây dựng đã triển khai thực hiện Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản với tinh thần khẩn trương, kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị tại hội nghị, các đại biểu tập trung quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu để đưa luật, nghị quyết mới ban hành vào cuộc sống.
(Xây dựng) – Ngày 29/7, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Tổng Công ty Viglacera – CTCP (Viglacera) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (25/7/1974 – 25/7/2024). Đây là dịp hội ngộ đặc biệt của các thế hệ cán bộ công nhân viên, lãnh đạo của Viglacera, những người cùng nỗ lực tạo thành tựu hôm nay, cùng nhau viết nên một Thương hiệu Quốc gia vững mạnh, không ngừng vươn xa trên trường quốc tế.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ra đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho không chỉ nhân dân Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đổi mới hoạt động công đoàn, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước các vấn đề việc làm và đời sống người lao động.
(Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội thảo.
Ngày 27/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sang Việt Nam chia buồn và viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nhân dịp Ngoại trưởng sang thăm Việt Nam để chia buồn cùng Chính phủ, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load