Hà Tĩnh: Thị trấn Tiên Điền đạt chuẩn đô thị văn minh

Vĩnh Phúc: Phấn đấu đưa Bình Xuyên trở thành thị xã vào năm 2025

(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nâng cao chất lượng đô thị hóa

Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2030 đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, có môi trường sống lành mạnh, có khả năng chống chịu, thích ứng nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và giảm phát thải.

Phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc. Phát triển các đô thị là “trung tâm” chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng “tích tụ”, “kết nối” và “liên kết” chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước; tăng cường hợp tác quốc tế. Chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao.

Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

Đến 2050, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á – Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng được ít nhất 05 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.

Nông thôn có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.

Các chỉ tiêu phát triển đô thị, nông thôn thời kỳ đến năm 2030

Hệ thống đô thị: Tỷ lệ đô thị hoá năm 2030 đạt trên 50%; năm 2050 đạt 70%; số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 – 1.200 đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 03 – 05 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.

Hệ thống nông thôn: Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phấn đấu cả nước có khoảng 70% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó 35% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu 100% huyện có đô thị.

Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa – Thể thao…

Định hướng phát triển chung

Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn dựa trên đặc điểm lãnh thổ tự nhiên trên đất liền, biển, hải đảo; đặc điểm lịch sử, văn hóa, định cư và hiện trạng phân bố dân cư. Nâng cao chất lượng phát triển đô thị, nông thôn về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, nhà ở và môi trường sống của người dân.

Phát triển đô thị, nông thôn đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lựa chọn các đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ… có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Ưu tiên phát triển các đô thị gắn với các hành lang kinh tế thành các đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng, thúc đẩy lan tỏa phát triển.

Phát triển 2 thành phố lớn trở thành đô thị năng động, sáng tạo

Phát triển Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trực thuộc trung ương trở thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Quy hoạch đô thị lớn gắn với giao thông công cộng (TOD), chú trọng khai thác không gian ngầm, phát triển các đô thị vệ tinh giảm tải cho đô thị trung tâm.

Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới; phân bố hợp lý, đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng; dựa trên định hướng khung hạ tầng giao thông quốc gia, liên kết ngành lĩnh vực, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững. Phát triển đô thị vừa và nhỏ trong mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ chức năng với các đô thị lớn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các đô thị. Chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị, nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị đặc thù như đô thị chuyên ngành là trung tâm quốc gia hoặc cấp vùng về văn hoá, di sản, du lịch, đại học, sáng tạo, khoa học, kinh tế cửa khẩu; đô thị biên giới, biển đảo.

Phát triển đô thị có chức năng tổng hợp theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; kết hợp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Hình thành mạng lưới đô thị thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Phát triển hệ thống đô thị ven biển và hải đảo theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Chú trọng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, phát huy các yếu tố di tích lịch sử, di sản văn hóa. Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, chia sẻ của mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao trên từng địa bàn đô thị, nông thôn.

Phát triển mạng lưới khu dân cư nông thôn là hạt nhân quan trọng của khu vực nông thôn, được quy hoạch gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống; phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp; đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước…

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch, có 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Quy hoạch ban hành Danh mục 42 đô thị loại I, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 11 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 5 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 7 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 5 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 11 đô thị.

Có 50 đô thị loại II, trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có 10 đô thị, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 11 đô thị, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 11 đô thị, Vùng Tây Nguyên có 3 đô thị, Vùng Đông Nam Bộ có 8 đô thị, Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 7 đô thị.

Khánh Diệp

Theo

(Xây dựng) – Sáng ngày 22/8, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức Hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận thị trấn Tiên Điền đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.

(Xây dựng) – Bám sát Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được phê duyệt, huyện Bình Xuyên đang tiếp tục hoàn thiện việc lập Chương trình phát triển đô thị tổng thể, toàn diện, làm cơ sở để huyện tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị, hoàn thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2025.

(Xây dựng) – Mùa Thu tháng Tám 79 năm trước, Cần Thơ đã cùng với cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám rực rỡ, đổi đời của nhân dân Việt Nam, từ nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, lịch sử bước sang trang mới… Trải qua 79 năm biến cố thăng trầm lịch sử, Cần Thơ vẫn vang danh hào khí ngày nào và hôm nay thành phố Cần Thơ đã là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đang phấn đấu trở thành đô thị hạt nhân, thành phố đáng sống Đồng bằng sông Cửu Long.

(Xây dựng) – Bến Tre như một bức tranh tươi sáng, đang từng ngày hiện thực hóa những giấc mơ lớn lao của cả cộng đồng, công cuộc đổi mới ấy càng trở nên rõ nét. Đảng ủy, UBND thành phố Bến Tre đã vạch ra những chiến lược thiết thực, hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng. Những nỗ lực không ngừng này không chỉ chứng tỏ sự tỉnh táo và quyết tâm của thành phố Bến Tre, mà còn khẳng định dấu ấn của Bến Tre trong hành trình hướng tới một tương lai tươi sáng và bền vững hơn.

(Xây dựng) – Buông lỏng quản lý trong thời gian dài khiến bộ mặt kiến trúc trên tuyến đường Trường Chinh, thành phố Hải Dương lộn xộn, không bảo đảm tính mỹ quan đô thị, trong đó nhiều công trình xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng.

(Xây dựng) – Theo kế hoạch, tối 24/8 tỉnh Bắc Kạn sẽ chính thức khai trương tuyến phố đi bộ tại thành phố Bắc Kạn, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Giải phóng thị xã Bắc Kạn, đồng thời cũng là dịp địa phương tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV.

(Xây dựng) – Nhằm tăng cường bảo đảm an toàn trong công tác quản lý cây xanh đô thị, UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý cây xanh theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; các Quyết định của UBND thành phố về quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố.

(Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản giao các Sở, ngành, huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện văn bản của Bộ Xây dựng về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị.

(Xây dựng) – Sau khi được tái lập năm 1999, vượt qua những khó khăn, thách thức, đến nay, thành phố Dĩ An đã là đô thị loại II, thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương và đang nỗ lực phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025.

Hàng nghìn cây đô thị đã bước vào giai đoạn già cỗi, sinh trưởng kém cần thay thế.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *