(Xây dựng) – Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ, Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên theo nhận định Bộ Công Thương xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xứng tầm.
Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thông tin cho biết: Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 19,5 tỷ USD, xuất siêu 6,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 13,1 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Ba địa phương có kim ngạch tỷ USD là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.
Về nhập khẩu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhập khẩu hàng hóa đạt 6,48 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. 02 địa phương có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD là Long An và Tiền Giang.
“Quy mô kinh tế của vùng chỉ chiếm hơn 12% so với cả nước, tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương trong vùng còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu; hoạt động liên kết vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu; một số thỏa thuận liên kết mang tính chất hình thức; chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp Vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm, chưa đáp ứng yêu cầu”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho rằng để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển xứng tầm thì một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững. Theo đó, đẩy mạnh phát triển một số lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và phù hợp với vùng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp. Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng. Chuyển đổi số và liên kết xúc tiền thương mại quy mô vùng. Phát triển dich vụ logistics và sự phối hợp của doanh nghiệp phân phối trong hoạt động xuất nhập khẩu của vùng. Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.
Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết theo số liệu của Tổng cục Hải quan: Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của vùng Tây Nam bộ đạt 15,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ 2023, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Các địa phương có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024 là Long An (4,35 tỷ USD), Tiền Giang (3,66 tỷ USD), Đồng Tháp (1,42 tỷ USD), Sóc Trăng (1,04 tỷ USD). Các địa phương còn lại đều có mức kim ngạch dưới 1 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của 12/13 tỉnh, thành phố đạt kết quả tăng trưởng dương so với cùng kỳ (trừ Cà Mau).
Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đóng góp quan trọng trong sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các mặt hàng nông sản thủy sản quan trọng như gạo, thủy sản (tôm, cá tra…) và rau quả trái cây như sầu riêng, thanh long, mít, xoài, quýt… Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 56% sản lượng lúa gạo, 95% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của vùng bao gồm cả các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm như: Trung Quốc, Philippines và Malaysia, Bờ biển Ngà và các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như Liên bang Nga và các thị trường khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á như Nam Phi, Algerie, Angola, các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất.
Đối với mặt hàng rau quả, việc nhiều loại trái cây đã được tiếp tục khơi thông, thâm nhập và mở rộng xuất khẩu vào nhiều thị trường truyền thống, “khó tính” như sầu riêng (tươi, đông lạnh), dừa tươi vào Trung Quốc; nhãn, thanh long, dừa tươi vào thị trường Hoa Kỳ; vải, nhãn vào thị trường Nhật Bản; xoài, bưởi vào Hàn Quốc; chanh, bưởi vào thị trường Newzealand… đã góp phần giúp xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh. Đối với mặt hàng thủy sản, Đồng bằng sông Cửu Long hiện đứng đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản, chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Cá tra và tôm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao và là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng. Các sản phẩm công nghiệp trong khu vực còn hạn chế chủ yếu trong một số ngành như may mặc, giầy dép. Các mặt hàng công nghiệp khác, công nghiệp chế biến trong khu vực còn ít chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của khu vực.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế quan trọng, là vùng tập trung và có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đóng góp lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu của quốc gia. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng nhưng lại đang tụt hậu so với đà tăng trưởng kinh tế của cả nước, nếu như 2 thập niên trước vùng đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước thì đến nay tỷ trọng này chỉ còn 12%. Trong đó những nguyên nhân được chỉ ra bao gồm: Thứ nhất, chúng ta chưa có chiến lược xuất khẩu bền vững cho từng thị trường. Tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa trên giá cả, chứ chưa dựa trên giá trị. Xuất khẩu nông sản theo hình thức trao đổi thương mại biên giới (tiểu ngạch) vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Thứ hai, một số mặt hàng nông sản chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… do sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, hàm lượng công nghệ thấp. Chưa thực sự chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ phát triển chưa đồng đều, cũng như còn bất cập trước yêu cầu sản xuất quy mô lớn, thiếu hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thứ tư, các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông chưa có sự gắn kết chặt chẽ, khiến nguy cơ đứt gãy rất dễ xảy ra. Sản xuất và thị trường chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa vùng với các thị trường trong nước, giữa thị trường trong vùng với thị trường quốc tế, dẫn tới sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, khó thu hút các dự án đầu tư quy mô và dài hạn.
Tuy vậy nhưng triển vọng xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều dư địa và sáng sủa. Mặc dù đứng trước thực trạng nhiều thách thức và khó khăn nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều cơ hội để tận dụng, góp phần vào sự phát triển ổn định của kinh tế – xã hội khu vực. Đó là: Đầu tiên phải kể đến những kết quả đạt được từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Đảng, Chính phủ trong thời gian qua, đó chính là các Hiệp định thương mại tự do. Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh việc đàm phán và ký kết các FTA, cam kết cũng như liên kết thương mại với đối tác tiềm năng để đa dạng hóa sản phẩm lẫn thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cam kết FTA để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu. Thêm vào đó, theo một số báo cáo, lạm phát đang dần có xu hướng hạ nhiệt tại các nền kinh tế lớn, hàng tồn kho có xu hướng giảm và nhu cầu nhập khẩu ở một số thị trường lớn cũng có xu hướng tăng lên. Do đó, triển vọng thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sẽ được mở rộng; nhập khẩu được dự báo sẽ hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng. Bên cạnh đó, Chính phủ đã cam kết đầu tư vào hạ tầng giao thông và hạ tầng công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vận chuyển và sản xuất hàng hóa, giúp doanh nghiệp tăng cường năng suất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và công nghệ mới, cung cấp các chính sách khuyến khích và ổn định để thúc đẩy xuất khẩu.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho rằng: Thời gian qua, thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết quả nổi bật về kinh tế – xã hội nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có. Một trong những nguyên nhân là lĩnh vực logistics chưa phát triển, tạo thành điểm nghẽn, hạn chế năng lực cạnh tranh, cơ hội đưa sản phẩm của vùng đến với người tiêu dùng. Để phát triển nhanh và bền vững, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chế biến cá tra xuất khẩu, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ban tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kỳ vọng tương lai sẽ tạo ra những kết quả tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư và đưa thương mại của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển lên một tầm cao mới trong thời gian tới.
Huỳnh Biển
Theo
Link gốc:
(Xây dựng) – Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh, ông Đặng Vĩnh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa ký giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho nhà đầu tư Future Enterprises PE. LTD với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 80,740 triệu USD.
(Xây dựng) – Thẩm quyền tiếp nhận hạng mục cấp điện các dự án của Công ty thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi thực hiện dự án.
(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 5/9/2024 thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan (Tổ công tác).
(Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
(Xây dựng) – Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.
(Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế – xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…
(Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế – xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.
(Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).
(Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
(Xây dựng) – Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load