(Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.
Hạ tầng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 560 công trình chủ yếu là nhà cấp 4 và các công trình phụ trợ đã bị tốc mái. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại huyện Thuận Thành với 283 công trình bị ảnh hưởng. Các huyện khác như Lương Tài (98 công trình), Gia Bình (42 công trình), Tiên Du (45 công trình), Yên Phong (37 công trình), Từ Sơn (23 công trình) và thành phố Bắc Ninh (32 công trình).
Không chỉ nhà ở, bão Yagi còn gây thiệt hại cho trường học và chợ với 31 công trình bị hư hỏng và tốc mái, tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Phong (5 công trình), Quế Võ (7 công trình) và Thuận Thành (17 công trình).
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh Nguyễn Song Hà, ngành Nông nghiệp chịu tổn thất nặng nề sau bão. Diện tích lúa đổ, úng ngập lên tới hơn 8.200ha, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực của tỉnh và đời sống của bà con. Các huyện Quế Võ, Thuận Thành và Lương Tài là những địa phương mà bà con chịu thiệt hại nặng nhất về lúa.
Ngoài ra, hơn 550ha rau màu cũng bị thiệt hại, gây khó khăn cho người nông dân. Bão cũng làm hư hại 80.000m2 nhà màng, nhà lưới, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
Hệ thống điện tê liệt, cây cối đổ hàng loạt
Gần 7.500 cây xanh trên địa bàn tỉnh bị đổ, gãy do gió mạnh. Thành phố Bắc Ninh là nơi có số cây xanh bị thiệt hại nhiều nhất với hơn 1.500 cây, tiếp theo là Thuận Thành hơn 3.000 cây, Lương Tài hơn 700 cây và các huyện khác.
Bên cạnh đó, 42 lồng bè nuôi trồng thủy sản cũng bị hư hỏng, chủ yếu ở Gia Bình và Thuận Thành, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản.
Bão số 3 cũng gây ra những sự cố nghiêm trọng về hạ tầng công trình. Một số đoạn đê trên địa bàn tỉnh như bờ hữu Ngũ Huyện Khê: Sụt lún, nứt gãy mặt đê tại nhiều vị trí thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Bờ tả Ngũ Huyện Khê: Lún, sụt và sạt trượt mái đê phía sông tại xã Long Châu, huyện Yên Phong; trên tuyến kênh dẫn Long Trù tại bờ hữu tương ứng K3+000 xảy ra sự cố sụt lún, sạt trượt mái với chiều dài khoảng 30,5m.
Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với địa phương bị ảnh hưởng và các đơn vị liên quan để xử lý tạm thời, đảm bảo an toàn, tích cực theo dõi và triển khai biện pháp khắc phục.
Hệ thống điện của tỉnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 7 đường dây 110kV bị sự cố, 1 trạm biến áp 110KV mất điện và hàng trăm đường dây trung áp bị gián đoạn. Nhiều khu vực trong tỉnh bị mất điện trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Mặc dù mực nước trên các sông trong tỉnh đang ở mức dưới báo động 1, nhưng chính quyền địa phương vẫn đang theo dõi sát sao tình hình, sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ. Theo đó, để ứng phó với cơn bão Yagi, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các biện pháp khẩn cấp để khắc phục hậu quả, thành lập 6 Đoàn kiểm tra công tác triển khai ứng phó; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thành lập 4 Đoàn kiểm tra ứng phó và chỉ đạo công tác khắc phục.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cùng lãnh đạo các địa phương, Sở, ban, ngành trực tiếp đi kiểm tra công tác ứng trực đối phó với cơn bão số 3 – Yagi và đề nghị bà con không được chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó, chấp hành nghiêm các yêu cầu của chính quyền địa phương, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng và tài sản với phương châm: “Đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết và trước hết”. Mặc dù bão Yagi gây thiệt hại đáng kể, nhưng tỉnh cũng đang nỗ lực khắc phục hậu quả, từng bước ổn định tình hình và khôi phục sản xuất.
Nguyên Khánh
Theo
Link gốc:
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.
(Xây dựng) – Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.
(Xây dựng) – Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.
(Xây dựng) – Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.
(Xây dựng) – Lãnh đạo UBND thành phố Phan Thiết đã tổ chức kiểm tra thực tế, họp bàn giải pháp ứng phó, xử lý dứt điểm tình trạng cát tràn xuống đường tại phường Phú Hài.
(Xây dựng) – Cũng như nhiều địa phương khác, tại Thái Nguyên, bão số 3 đã hoành hành với sức gió lớn kèm mưa, gây thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh.
Một số ý kiến cho rằng việc mở cửa có thể làm giảm chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, theo chuyên gia xây dựng, khi có gió bão lớn, không được mở cửa.
Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, có thể gây mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 400mm.
(Xây dựng) – Ngày 7/9, ông Bùi Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã kiểm tra thực tế và cho ý kiến chỉ đạo các công việc chủ động ứng phó với bão số 3 tại một số địa phương.
(Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông khi đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại hồ Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên; hồ Đại Lải, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên và Trạm bơm tiêu Kim Xá, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương vào trưa 7/9.
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load