Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?

Tháo dỡ “biệt phủ khủng” xây dựng sai phép gây xôn xao dư luận tại Bình Phước

(Xây dựng) – Bốn tháng sau quyết định tạm dừng thi công, dự án cầu vượt sông Bắc Hưng Hải vẫn án binh bất động. Trong khi chính quyền địa phương vẫn loay hoay tìm phương án “hợp tình, hợp lý”, thì mới đây tại một cuộc họp, 12/13 đảng viên thị trấn Kẻ Sặt (huyện Bình Giang) thống nhất đề nghị chuyển vị trí xây dựng vì bất hợp lý. Mặt khác, người dân Khu 4, thị trấn Kẻ Sặt vẫn cương quyết phản đối vị trí xây dựng cầu, đề nghị làm rõ trách nhiệm người đứng đầu địa phương.

Đề nghị chấm dứt dự án

Ngày 03/8/2024, Báo điện tử Xây dựng đã có bài viết “Bình Giang (Hải Dương): Dự án xây cầu vừa khởi công đã bị tạm dừng, trách nhiệm chính quyền ở đâu?” phản ánh về những bất cập trong việc thực hiện đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh khu vực xây cầu. Sau khi bài viết được đăng tải, Báo điện tử Xây dựng lại tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của người dân xoay quanh vấn đề này.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Nhữ Văn Phương, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Kẻ Sặt cho biết, ngày 20/8 vừa qua, Chi bộ khu phố, Ban công tác mặt trận Khu phố 4 có văn bản đề nghị UBND thị trấn về việc dừng thi công xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải.

Trong cùng ngày, Đảng ủy thị trấn Kẻ Sặt đã tổ chức họp chuyên đề về dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải với 13 Đảng ủy viên tham gia dự họp. Điều đáng nói, qua tổng hợp các ý kiến, có tới 12/13 Đảng ủy viên ý kiến đề nghị UBND huyện Bình Giang nghiên cứu phương án di chuyển cầu vượt về vị trí khác phù hợp hơn với hiện trạng của thị trấn. Duy nhất có 1 Đảng ủy viên đưa ra phương án tiếp tục thi công dự án theo kế hoạch.

Sau cuộc họp, UBND thị trấn Kẻ Sặt đã có Công văn số 54/CV-UBND gửi UBND huyện Bình Giang kiến nghị về việc thực hiện dự án nêu trên, chính quyền thị trấn đề nghị huyện dừng việc xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải. Đồng thời, khảo sát, điều chỉnh thiết kế phù hợp, lấy ý kiến đồng thuận của người dân để tiếp tục triển khai dự án. Hoặc có phương án khảo sát tìm vị trí, phương án đầu tư xây dựng mới phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trong khi đó, về phía người dân, đa phần ý kiến vẫn cho rằng, chủ đầu tư cần chấm dứt dự án hoặc chuyển sang vị trí mới phù hợp hơn. Chị Phạm Thị Hoàn (tiểu thương, người dân khu phố 4) cho biết: Chúng tôi cũng đang hết sức hoang mang, không biết dự án xây dựng cầu có tiếp tục triển khai hay không. Thông tin trước đây sẽ xây cầu dân sinh nhỏ, lúc đó người dân cũng rất hưởng ứng. Nhưng giờ lại công bố xây cầu quy mô lớn hơn khiến người dân hết sức lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến đời sống, việc đi lại của nhân dân tại đường Quang Trung và các tuyến đường xung quanh. Vừa rồi huyện Bình Giang có đưa ra phương án thu đường dẫn lên cầu và xén vỉa hè để làm đường đi, nhưng nếu xén vỉa hè thì đường đi sẽ sát với mép nhà của người dân.

Cũng theo chị Phạm Thị Hoàn, thời gian qua, người dân đồng loạt căng băng rôn, khẩu hiệu để phản đối việc xây dựng cầu, sau đó có một đoàn cán bộ đã xuống tháo dỡ trước sự ngỡ ngàng của người dân. “Chúng tôi ở đây bằng cấp không có, bao đời nay bám chợ để kinh doanh, giờ làm cầu, rồi xén vỉa hè thì những tiểu thương biết mưu sinh như thế nào?”, chị Phạm Thị Hoàn chia sẻ.

Theo ông Cao Xuân Sơn (người dân khu 4), nếu làm cây cầu này, đường dẫn của cầu sẽ choán gần hết diện tích mặt đường Quang Trung và chắn lối ra của đường Giải Phóng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại, kế sinh nhai của hàng trăm hộ dân, vì xe cộ đi lại, đặc biệt là ôtô không thể ra vào được.

“Dân là gốc, lòng dân đã không thuận với cách làm của chính quyền huyện Bình Giang trong việc triển khai xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải thì theo tôi nên chấm dứt việc đầu tư dự án”, ông Cao Xuân Sơn khẳng định.

Một số người dân khác cũng cho biết: Vừa qua, cũng có một số cuộc họp giữa chính quyền và người dân, tuy nhiên người dân vẫn không hài lòng về cách thức tổ chức và nội dung của cuộc họp. Đơn cử như cuộc họp ngày 19/8 tại Nhà văn hóa Khu dân cư Khu phố 4, cuộc họp diễn ra lúc 19h30 nhưng giấy mời họp được gửi cho người dân vào buổi trưa cùng ngày, thậm chí trước giờ họp mấy tiếng đồng hồ, khiến nhiều hộ dân không kịp sắp xếp công việc để tới dự. Bên cạnh đó, các lãnh đạo chủ trì cuộc họp cũng không thể đưa ra câu trả lời cụ thể, mà chỉ hứa: “Chúng tôi sẽ về nghiên cứu phương án”.

Theo bà Cao Thị Dung (người dân khu phố 4), gần đấy nhất, ngày 27/8, huyện đã tổ chức buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy Lê Quý Tiệp với cán bộ, nhân dân thị trấn Kẻ Sặt năm 2024. Người dân cũng đã nêu lên rất nhiều vấn đề còn bất cập tại thị trấn Kẻ Sặt, trong đó có việc đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải. Bí thư Huyện ủy cũng thông tin về mục đích xây dựng cây cầu và cho biết, hiện nay dự án này đang tạm dừng để UBND huyện tiếp tục nghiên cứu phương án xây dựng cho phù hợp.

Lúng túng… như gà mắc tóc

Lãnh đạo thị trấn Kẻ Sặt cho biết, trước những bất cập liên quan đến dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Giang đã có phương án điều chỉnh thiết kế cầu. Theo đó, sẽ thu nhỏ đường dẫn cầu phía phố Quang Trung khu 4 từ 4m xuống còn 3,5m, các hạng mục khác vẫn giữ nguyên theo thiết kế ban đầu.

Ngày 19/8/2024, UBND thị trấn Kẻ Sặt phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện tổ chức hội nghị triển khai phương án điều chỉnh dự án cầu vượt sông và tiếp thu ý kiến của nhân dân khu phố 4 và các hộ tiểu thương trong chợ Sặt.

Tham dự hội nghị có 40 hộ gia đình khu phố Quang Trung, 20 gia đình khu phố Giải Phóng, 10 hộ tiểu thương và Ban Quản lý chợ Sặt đại diện cho 240 hộ tiểu thương tham gia hội nghị. Qua tổng hợp ý kiến, Ban Quản lý chợ Sặt đại diện cho các hộ tiểu thương không đồng ý xây dựng cầu tại vị trí đường dẫn khu phố 4. Đại diện 60 hộ dân khu phố 4 cũng không đồng thuận với phương án điều chỉnh thiết kế xây dựng cầu và đề nghị không xây cầu vượt sông Bắc Hưng Hải; yêu cầu UBND huyện Bình Giang nghiên cứu xây dựng cầu vượt sông ở vị trí khác.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Quân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Giang cho biết: Dự án cầu vượt sông Bắc Hưng Hải đang trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đang đề xuất phương án điều chỉnh với UBND huyện theo quy định.

Theo ông Nguyễn Ngọc Quân, người dân hiện đang yêu cầu rút ngắn đường dẫn của cầu trên đường Quang Trung. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thiết kế phải căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy định của ngành giao thông và thủy lợi. Vì chiều cao của cầu không được thấp dưới 6m, nếu điều chỉnh rút ngắn đường dẫn của cầu ở đường Quang Trung thì độ dốc của cầu lên khoảng 11%, độ dốc này quá lớn, không đảm bảo an toàn.

Đối với ý kiến di chuyển vị trí xây dựng cầu đến chỗ khác, ông Nguyễn Ngọc Quân cho rằng: Khi đầu tư một dự án thì phải phù hợp với quy hoạch. Hiện quy hoạch chung của huyện Bình Giang thì vị trí cầu vượt sông Bắc Hưng Hải đấu thẳng vào đường Quang Trung. Nếu giờ điều chỉnh vị trí xây dựng cầu thì phải điều chỉnh quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch vùng, mà giờ muốn điều chỉnh cái đấy thì phải thông qua ý kiến các cơ quan ban, ngành, rồi trình UBND tỉnh phê duyệt, đây là việc làm không đơn giản.

“Vừa qua, chúng tôi đã trình phương án điều chỉnh thiết kế thu hẹp đường dẫn, nhưng người dân khu phố 4 vẫn chưa đồng ý. Huyện ủy cũng đã giao cho UBND huyện chỉ đạo các đơn vị tiếp thu ý kiến của nhân dân để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp, hài hòa lợi ích của người dân”, ông Nguyễn Ngọc Quân cho hay.

Có thể thấy, với một dự án trọng điểm của địa phương, sau rất nhiều khâu chuẩn bị, nhưng mới chỉ bước đầu thi công đã bị người dân phản đối kịch liệt. Cao trào hơn là hàng loạt đảng viên của thị trấn Kẻ Sặt đồng lòng đề nghị nghiên cứu lại dự án. Người dân đang đặt dấu chẩm hỏi về năng lực cũng như cái tâm, cái tầm của những người đứng đầu địa phương khi triển khai dự án. Khi mà cả ý Đảng và lòng dân đều chưa thuận, thì chưa biết chính quyền huyện Bình Giang sẽ hóa giải khúc mắc này ra sao?.

Tiến Hào – Kế Toại

Theo

(Xây dựng) – Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân phường Thạch Bàn, quận Long Biên về tình trạng hàng loạt ô đất trống trên đường Cổ Linh, Ngọc Trì bỗng nhiên biến thành những điểm trông giữ xe ô tô.

(Xây dựng) – Nhiều ngày nay, dưới sự đôn đốc, giám sát của cán bộ UBND phường Tiến Thành (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), ông Đỗ Ngọc Tám (chủ mới khu đất có công trình vi phạm trật tự xây dựng) đã tháo dỡ một phần mái ngói của “biệt phủ khủng” xây dựng sai phép gây xôn xao dư luận tại Bình Phước trong thời gian qua. Ông Tám cũng đã cam kết với chính quyền địa phương là sẽ tháo dỡ công trình vi phạm trên, trả lại hiện trạng ban đầu trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày 26/8).

(Xây dựng) – Dự án Nhà máy Kanglongda Huế thi công hoàn thiện nhiều công trình, nhà xưởng… khi chưa có giấy phép xây dựng. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế ở đâu khi để chủ đầu tư ngang nhiên vi phạm trật tự xây dựng như vậy?

(Xây dựng) – Đây là lần thứ 2, UBND thành phố Cà Mau ra quyết định cưỡng chế hành vi vi phạm hành chính. Ngày 09/1/2023, UBND thành phố ra quyết định xử lý vi phạm hành chính phạt chủ căn biệt thự đẹp nhất tỉnh Cà Mau 22,5 triệu đồng và buộc khôi phục hiện trạng ban đầu. Sau đó, hàng loạt quyết định sửa đổi, bổ sung. Liệu lần này, tiếp tục bổ sung như những lần trước đó?

(Xây dựng) – Giải thích về việc Dự án “Công viên Tâm Linh Bảo Lạc Viên” tại xã Long Châu, huyện Yên Phong bị phản ánh chậm tiến độ, Công ty Cổ phần Công viên Tâm Linh Bảo Lạc (Công ty Tâm Linh Bảo Lạc) – nhà đầu tư của dự án cho biết, “dự án chưa được bàn giao đất”. Còn thông tin bán “chui” mộ phần, Công ty đang xem xét kỷ luật các phòng, ban, cá nhân liên quan, cố ý làm trái quy định của Công ty.

(Xây dựng) – Hơn 10.000m2 đất ngoài bãi lò vôi khu Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương được ba hộ gia đình dùng để kinh doanh vật liệu xây dựng nhiều năm, nhưng vẫn chưa có giấy phép hoạt động.

(Xây dựng) – Mặc dù chính quyền tỉnh Bình Phước đã có chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng khai thác, vận chuyển đất trái phép ở các huyện, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra trên địa bàn huyện Hớn Quản khiến người dân bức xúc.

(Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng liên tiếp thông tin, dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh với vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng có nguy cơ thu hồi vốn do chậm giải ngân vốn đầu tư công. Dự án dự kiến cuối năm 2025 hoàn thành đưa vào sử dụng giúp người dân miền cuối đất thoát cảnh vùng trũng y tế nhưng đến nay tiến độ giải ngân chỉ đạt 5,25%. Đây là một trong nhiều dự án có vốn đầu tư “khủng” mà Ban Quản lý dự án công trình xây dựng (QLDA CTXD) tỉnh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ngoài dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, nhiều dự án mà Ban QLDA CTXD tỉnh làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ.

(Xây dựng) – Mới đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (địa chỉ tại số 8 Khổng Tử, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu rút gọn cho những nhà thầu “quen mặt” thay vì đấu thầu mua sắm tập trung.

“Kể từ khi thụ lý vụ án từ ngày 17.10.2022 đến nay là hơn 22 tháng, TAND TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử. Việc Toà án chậm trễ đưa vụ án ra xét xử có dấu hiệu vi phạm Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nguyên đơn. Trong vụ án này, nguyên đơn đã phải theo đuổi công lý trong suốt 23 năm, kiệt quệ kinh tế, suy kiệt tinh thần, sức khoẻ”, luật sư Mai Lưu Phúc, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *