Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Pháp luật phải thông thoáng, khả thi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Tổ Biên tập Văn kiện đã làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm.

Ngày 27/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị đã được Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thông qua.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; các thành viên Tiểu ban Văn kiện, Thường trực Tổ Biên tập Văn kiện cùng tham dự.Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện trình bày Tờ trình của Tổ Biên tập về dự thảo Báo cáo chính trị.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Tổ Biên tập Văn kiện đã làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm để trình Thường trực Tiểu ban bản dự thảo Báo cáo chính trị lần thứ 6 sau nhiều lần chỉnh sửa, góp ý.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến, hoàn thiện trình Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng và tiến độ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm nên nội dung Báo cáo thể hiện ở tầm quan điểm, chủ trương; phải thống nhất nhận thức về khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sau 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới; khơi dậy được sự tự hào, tự cường, tự lực và tự tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng, vào mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ kính yêu và toàn thể dân tộc ta đã lựa chọn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, tiếp tục quán triệt sâu sắc những tư tưởng chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là ba nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn kiện: Kiên định và đổi mới; kế thừa và phát triển; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách.

Để Báo cáo chính trị thật sự là sản phẩm trí tuệ của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, Tiểu ban, Tổ Biên tập phải phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể. Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tạo sự thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó.

Nghiên cứu kỹ các văn bản đã ban hành; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý; chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế; những cách làm hay, mô hình mới trong thực tế, nhất là thực tiễn qua 40 năm đổi mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban Văn kiện cũng như Tổ Biên tập Văn kiện sắp tới còn rất lớn, thời gian đến Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII không còn nhiều, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị; cần tiếp tục dành thời gian, tâm sức thỏa đáng, phối hợp, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tiểu ban, thường trực tổ biên tập các tiểu ban khác để hoàn thành công việc cực kỳ quan trọng và nhiều ý nghĩa này với chất lượng cao nhất và đúng tiến độ./.

Theo Nguyễn Hồng Điệp/(TTXVN/Vietnam+)

(Xây dựng) – “Về cơ bản, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đủ điều kiện trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8”, đây là nhận định của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, ngày 27/8.

Thủ tướng yêu cầu bám sát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong đề nghị xây dựng các luật.

(Xây dựng) – Sáng 27/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần 6 để thảo luận, góp ý về 12 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị diễn ra từ ngày 27 – 29/8.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng: Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; nội dung chính sách phải khái quát, ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vấn đề.

(Xây dựng) – Chiều tối 26/8, ngay sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ với 3 đồng chí Phó Thủ tướng và 2 đồng chí Bộ trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc gặp mặt, chúc mừng và giao nhiệm vụ cho các đồng chí.

Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là Di chúc – một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

(Xây dựng) – Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.

(Xây dựng) – Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8 ngày 26/8.

Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Với 438 đại biểu có mặt tán thành (bằng 91,06% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Lê Minh Trí làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *